Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 111 - 116)

dưỡng năng lực HT trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn Hiệu trưởng đã đề xuất

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực HT trường THCS thành phố Việt Trì. Do thời gian nghiên cứu có hạn, người nghiên cứu chưa kịp triển khai các giải pháp này trong thực tiễn. Hơn nữa vị thế của người nghiên cứu không cho phép tổ chức thực nghiệm những giải pháp do mình đề xuất. Vì thế tác giả chỉ trưng cầu ý kiến 70 CBQL của phịng GD&ĐT, HT, Phó HT các trường THCS thành phố Việt Trì về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu ra.

bậc THCS các HT các trường THCS của huyện, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực HtT các trường THCS thành phố Việt Trì theo chuẩn Hiệu trưởng. Tuy chưa được triển khai trong thực tiễn nhưng thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, chúng ta cũng có thể khẳng định về mặt nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Sau khi nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCSvà thực tiễn công tác quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS của phịng GD&ĐT thành phố Viêt Trì, tác giả đưa ra 5 giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho HT các trường THCS . Sau đó trưng cầu ý kiến của 27 HT, 30 phó HT và 13 cán bộ quản lý của phòng GD &ĐT thành phố Việt Trì (tổng số 70 người). Bằng phiếu điều tra và xử lý bằng cách thống kê phần trăm theo từng giải pháp. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng cho HT các trường THCS thành phố Việt Trì tỉnh Phú

Thọ theo chuẩn Hiệu trưởng

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

Cần

thiết Ít cần thiết

Khơng

cần thiết Khả thi Ít khả thi

Khơng khả thi

1 Đổi mới công

tác tổ chức và quản lý NT 55 2 0 54 3 0 96% 4% 0% 95% 5% 0% 2 Tổ chức chỉ đạo xây dựng ND chương trình BD theo hướng tăng kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuẩn NN 56 1 0 54 2 1 98% 2% 0% 95% 4% 2% 3 Quản lý hoạt 55 2 0 54 2 1

động học tập của học viên

theo chuẩn NN 96% 4% 0% 95% 4% 2%

4 Tổ chức triển

khai đổi mới

phương pháp

giảng dạy của giảng viên 50 7 0 49 6 2 88% 12% 0% 86% 11% 4% 5 Huy động các nguồn lực (CSVC, TB, TC) cho hđ bồi dưỡng đáp ứng chuẩn NN 51 6 0 47 8 2 89.5 10.5 0.0 82.5 14.0 3.5

Số liệu ở 3.1 cho ta thấy các ý kiến của những người được hỏi ý kiến như sau:

-Về mức độ cần thiết của các giải pháp:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số đánh giá là cần thiết ở mức độ cao. Giải pháp Tổ chức triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên (88%), giải pháp Tổ chức chỉ đạo xây dựng ND chương trình BD theo hướng tăng kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuẩn NN ở mức độ cần thiết nhất (98%). Điều đó cho thấy, về mặt nhận thức, những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này để quản lý bồi dưỡng năng lực HT các trường THCS và chắc chắn công tác quản lý bồi dưỡng cho HT các trường THCS sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt điểm tối đa, thậm chí có ý kiến cho là ít cần thiết. Đặc biệt về biện pháp “Huy động các nguồn lực (CSVC, TB, TC) cho hđ bồi dưỡng đáp ứng chuẩn NN” có 6 ý kiến cho là ít cần thiết. Điều này có thể do thực tế ngành giáo dục cịn rất nhiều khó khăn, chúng ta có kiến nghị thì khả năng thực thi cũng khó nên một số cán bộ quản lí cho là ít cần. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết

cũng phù hợp với ý kiến đánh giá về mức độ khả thi của biện pháp này. Có 8 ý kiến cho rằng biện pháp này ít khả thi và 2 ý kiến cho rằng không khả thi. Chứng tỏ, việc đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả là khó khăn. Tuy nhiên, nếu khơng chú ý đến các biện pháp này thì cơng tác bồi dưỡng sẽ kém hiệu quả, nên vẫn có 89,5 % số ý kiến cho là cần thiết.

-Về tính khả thi của các biện pháp:

Cả 5 biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao (trên 80%), nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau.

Ba biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao hơn (trên 90% số ý kiến) là: " Đổi mới công tác tổ chức và quản lý NT ", " Tổ chức chỉ đạo xây

dựng ND chương trình BD theo hướng tăng kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuẩn NN ", " Quản lý hoạt động học tập của học viên theo chuẩn NN ". Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi mà khơng cần nhiều điều kiện về thời gian và điều kiện vật chất. Ba biện pháp này cũng là ba biện pháp khơng q khó. Vì thế đa số ý kiến cho rằng khả thi.

Hai giải pháp được đánh giá có tính khả thi ở mức thấp hơn một chút (trên80% số ý kiến) là " Tổ chức triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên " và " Huy động các nguồn lực (CSVC, TB, TC) cho hđ bồi

dưỡng đáp ứng chuẩn NN ". Có một số người cho rằng khơng khả thi (có 4 ý

kiến). Điều này cũng hợp lí vì đảm bảo các điều kiện cần thiết cho bồi dưỡng và quản lý công tác bồi dưỡng địi hỏi nhiều kinh phí, cơng sức nên nhiều khi cũng gặp khó khăn. Đồng thời việc nâng cao đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên địi hỏi q trình rèn luyện, bồi dưỡng giảng viên của các cấp QL và đòi hỏi tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân từ chính cán bộ giảng viên khơng phải là dễ dàng..., tuy đã có sự quan tâm của nhà nước cũng như của lãnh đạo các cấp về chính sách và chế độ cho GV nhưng trong quá trình thực hiện vẫn cịn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, tính khả thi của 2 biện pháp 4 và 5 không được đánh giá cao như 3 biện pháp trên cũng là hợp lý. Tuy

vậy, đa số đánh giá các biện pháp đều có tính khả thi. Kết quả này cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong các giải pháp phát triển đội ngũ HT như trình bày ở trên, mỗi giải pháp đều có vị trí quan trọng, vai trò nhất định tác động vào đội ngũ HT, những yếu tố đó cấu thành nhằm phát triển đội ngũ HT trường THCS có chất lượng và đảm bảo số lượng, cơ cấu bộ môn đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục hiện nay.

Các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ HT được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các chủ đề và các khâu của quá trình quản lý từ khâu quy hoạch, kế hoạch hóa, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá theo chuẩn; tác động vào tất cả các thành tố của quá trình phát triển đội ngũ HT cả về số lượng và chất lượng; bồi dưỡng, sử dụng; kiểm tra đánh giá; các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ HT theo hướng chuẩn hóa. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển đội ngũ HT. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đội ngũ HT phát triển đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ HT các trường THCS.

Các giải pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của các nguyên tắc nhất định: phải góp phần nâng cao chất lượng QL các hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển đội ngũ HT đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo chuẩn HT; phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự chủ của mỗi đồng chí HT, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lựcQL cho họ; tác động vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của xã hội; có tính phát triển cụ thể, thiết thực.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)