II. Phân tích chứng khoán
3. Phân tích kinh tế ngành
Phân tích ngành thường đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai của ngành đó. Các chuyên gia đã khuyên rằng: Nên đầu tư vào những chứng khốn có tính thanh khoản thấp hoạt động trong những ngành nghề tốt hơn là đầu tư vào những chứng khốn có tính thanh khoản cao mà ngành nghề đó kém phát triển vì rủi ro là rất lớn. Trong nền kinh tế có rất nhiều ngành khác nhau, vì vậy, trong q trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để quyết định đầu tư hợp lý. Bên cạnh việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, cịn phải nghiên cứu các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến các ngành bất động sản như chính sách mua bán, các quy định về thuế của Chính phủ… Trước khi phân tích từng loại chứng khốn riêng lẻ, chúng ta cần phải phân tích hoạt động tồn ngành về những vấn đề:
Tốc độ tăng trưởng của ngành
Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tốc độ phát triển của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành đang đi xuống thì doanh nghiệp đó rất khó để có thể tăng trưởng ở mức cao. Vì để đạt được điều đó thì nó phải chiếm được thị phần của các doanh nghiệp khác với tốc độ cao
hơn tốc độ suy giảm của ngành. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành khơng tăng trưởng thì để doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó tăng trưởng nó cũng phải có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần. Còn nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao thì chỉ cần giữ vững thị phần của nó là cũng có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao rồi.
Chu kỳ kinh doanh của ngành
Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chu kỳ phát triển rõ rệt thường được gọi là các doanh nghiệp chu kỳ. Những doanh nghiệp này có sự phát triển theo chu kỳ rất rõ nét, ví dụ như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô, sắt thép, xây dựng, bất động sản… Khi đầu tư vào những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chúng ta phải biết được thời điểm chúng ta đầu tư đang là giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển của ngành đó. Nếu chúng ta đầu tư vào thời điểm bắt đầu đi lên của ngành thì lợi nhuận thu được là rất lớn. Tuy nhiên nếu lựa chọn sai thời điểm thì rủi ro cũng rất cao. Mặc dù vậy, có một số ngành kinh doanh ít biến động theo chu kỳ, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này khá ổn định, ví dụ như ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, dược phẩm, đào tạo, năng lượng…
Mức độ độc quyền của ngành
Đối với những ngành nghề có tính độc quyền cao, rào cản để các doanh nghiệp khác gia nhập ngành lớn thì các doanh nghiệp trong ngành đó sẽ thu được lợi nhuận lớn. Ngược lại đối với những ngành nghề mà các rào cản gia nhập ngành thấp, khi môi trường kinh doanh trong ngành đó hấp dẫn thì sẽ lơi cuốn các doanh nghiệp khác vào kinh doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ ngày càng tăng và do đó mà lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm.
Như vậy mức độ độc quyền của ngành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó và do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đó. Những ngành càng có tính độc quyền cao, rào cản gia nhập ngành càng lớn thì giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành đó càng cao và ngược lại.
Có nhiều mức độ độc quyền khác nhau và nguyên nhân dẫn đến độc quyền cũng rất đa dạng. Nếu là độc quyền tự nhiên thì thường là do ngành kinh doanh đó cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong đó đạt được thu nhập tăng theo quy mơ, tức là khi quy
mơ tăng lên thì mức lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm sẽ tăng lên. Nếu là độc quyền thường thì do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể là do một hay một số nguyên nhân như: Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó; chế độ bản quyền đối với phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ; do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm…
Mức độ rủi ro của ngành
Mức độ rủi ro của ngành sẽ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành đó. Có thể phân các ngành kinh doanh thành ngành có mức độ rủi ro cao, ngành có mức độ rủi ro trung bình và ngành có mức độ rủi ro thấp.
Các ngành có mức độ rủi ro cao là những ngành có rủi ro đặc thù lớn hoặc là những ngành rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế nói chung ví dụ như ngành bất động sản, du lịch, sân golf, sòng bạc, ngành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, ngành sản xuất xe hơi, ngành nơng nghiệp…
Các ngành có mức độ rủi ro trung bình là những ngành có mức độ rủi rod dặc thù vừa phải và không quá nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như ngành ngân hàng, năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, viễn thơng…
Các ngành có mức độ rủi ro thấp là những ngành ít có những rủi ro đặc thù và ít nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, ngành y tế, giáo dục đào tạo, ngành điện, nước…