III. Một số phương pháp định giá cổ phiếu
5. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp FCFF
Dòng tiền FCFF là tổng dòng tiền thu nhập của tất cả những đối tượng có quyền lợi trong doanh nghiệp, bao gồm các chủ nợ và VCSH (trái chủ, cổ đông thường, cổ đông ưu đãi).
Có thể xác định dịng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) bằng 2 cách:
Cách 1: Cộng các dòng tiền thu nhập của tất cả các đối tượng có quyền lợi đối với tài
sản của doanh nghiệp.
FCFF = EBIT (1-T) + Khấu hao – Chi tiêu vốn – ∆ Vốn lưu động – ∆ Tài sản khác Cách 2: Sử dụng EBIT làm cơ sở tính tốn, có nghĩa là ước lượng dòng tiền trước khi
thanh tốn cho mọi đối tượng có quyền lợi đối với tài sản.
FCFF = EBIT(1-T) – chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – ∆ vốn lưu động - Công thức xác định giá trị của công ty:
V = ∑ 𝐹𝐶𝐹𝐸𝑡
(1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡
∞ 𝑡=1
Trong đó:
V: Giá trị công ty (gồm cả giá trị của chủ nợ và VCSH) FCFFt : Dòng tiền tự do của doanh nghiệp ở năm thứ t WACC : Chi phí sử dụng vốn bình qn của doanh nghiệp - Công thức xác định giá trị một cổ phần của công ty:
P = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑦−𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛1𝐸𝐸3𝑆ố 𝐶𝑃 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ
Các mơ hình chiết khấu dịng tiền của doanh nghiệp (FCFF): Mơ hình 1 giai đoạn: Tăng trưởng ổn định với tốc độ g:
V = 𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔𝐹𝐶𝐹𝐸1
Mơ hình 2 giai đoạn: Dịng tiền tự do của doanh nghiệp được dự kiến tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và đạt mức tăng trưởng ổn định (gc) ở giai đoạn kế tiếp.
𝑃0 = ∑ 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑡 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡 𝑛 𝑡=1 + 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑛+1 (𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔𝑐) (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑛
Mơ hình 3 giai đoạn: Dịng tiền tự do của doanh nghiệp được dự kiến tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu, giảm dần ở giai đoạn 2 và đạt mức tăng trưởng ổn định (gc) ở giai đoạn cuối cùng.
𝑃0 = ∑ 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑡 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡 𝑛 𝑡=1 + ∑ 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑡 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡 𝑛2 𝑡=𝑛+1 + 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑛2+1 (𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔𝑐) (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑛2
- Một vài tham số cần lưu ý trong mơ hình FCFF - Tốc độ tăng trưởng FCFF:
g = RR x ROIC
Trong đó: RR: Tỷ lệ tái đầu tư
ROIC: Suất sinh lời trên vốn đầu tư Chi phí vốn bình qn (WACC):
WACC = We × Ke + Wd × Kd Trong đó:
We: Tỷ lệ VCSH trên tổng số vốn
Wd: Tỷ lệ nợ trên tổng vốn Kd: chi phí vốn của nợ sau thuế
6. Đánh giá chung về phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF
Ưu điểm:
- Ước lượng đầy đủ các dịng tiền trong cơng ty
- Tính đến các khoản nợ phải trả (chiếm phần rất lớn trong tổng giá trị của công ty)
Nhược điểm:
Phương pháp này bị giới hạn trong những trường hợp sau:
- Công ty đang trong q trình tái cơ cấu: Đó là việc bán tài sản, mua thêm tài sản hoặc thay đổi cơ cấu vốn cổ đơng và chính sách cổ tức, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu hoặc chính sách quản lý chi phí. Mỗi thay đổi trên dẫn đến việc ước tính các dịng tiền dự kiến sẽ khó khăn hơn và tác động đến yếu tố rủi ro của cơng ty. Do đó, sử dụng số liệu trong quá khứ có thể sẽ phản ánh khơng đúng giá trị của cổ phiếu cơng ty. Để có thể ước tính được trong trường hợp này thì dịng tiền dự kiến phải phản ánh được tác động của các thay đổi trong thời gian sắp tới và tỷ suất chiết khấu phải được điều chính để phản ánh được hoạt động kinh doanh mới và mức rủi ro chính của cơng ty.
- Đối với các công ty nhỏ: Phương pháp này đòi hỏi phải đo lường mức rủi ro của cơng ty, để từ đó tính tỷ suất chiết khấu; nhưng do các cơng ty nhỏ khơng có chứng khốn giao dịch trên thị trường nên khơng thể tính được các thông số rủi ro của các công ty này. Giải pháp trong trường hợp này là nên xem xét mức rủi ro của các cơng ty có thể so sánh có chứng khốn giao dịch trên thị trường, hoặc tham khảo các số liệu kế tốn có sẵn ở các doanh nghiệp này.
Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các tài sản của công ty là tài sản hữu dụng, vì phương pháp này phản ánh giá trị của công ty trên cơ sở chiết khấu các dịng lợi ích trong tương lai.
Như vậy, ở trên em đã trình bày 5 phương pháp cơ bản để định giá cổ phiếu (Phương pháp chiết khấu cổ tức, phương pháp dùng hệ số P/E, phương pháp tài sản, FCFE,FCFF). Phương pháp chiết khấu cổ tức khó thực hiện ở chỗ phải ước lượng r. Trong phương pháp tài sản thì định giá bằng dịng tiền chiết khấu (DCF) là khá phức tạp địi hỏi phải có tổng hợp các số liệu về công ty.
Khi xem xét, đánh giá một công ty, trước hết phải đánh giá về chất lượng công ty, bộ máy quản lý điều hành và xu hướng phát triển của cơng ty trong tương lai. Tuy nhiên, phân tích đầu tư khơng chỉ đơn thuần là đánh giá công ty mà phải xem xét giá trị cổ phiếu của cơng ty đó có đúng với giá nó đang được mua bán hay không.
Khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu, ta phải xem xét đánh gía cơng ty phát hành, xác định mức độ rủi ro và lợi suất yêu cầu ứng với mức rủi ro đó; từ đó xác định giá trị nội tại của công ty (mà nhà đầu tư có thể cho đó là giá trị thực theo đánh giá của mình). Bước tiếp theo là cần so sánh giá trị cơ bản (nội tại) của cổ phiếu với giá thị trường đang giao dịch của cổ phiếu đó rồi mới đưa ra quyết định đầu tư. Chúng ta chỉ nên đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thực cao hơn giá thị trường, nghĩa là những cổ phiếu ấy có khả năng mang lại một khoản thu nhập tương ứng với phần chênh lệch giữa giá trị thực và giá thị trường của chúng.
Một công ty hoạt động rất tốt cùng với bộ máy quản lý hiệu quả, nhưng nếu cổ phiếu của nó được định giá quá cao so với giá trị nội tại của nó thì hẳn người đầu tư nghiêm túc khơng dám mua. Ngược lại, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả nhưng cổ phiếu của nó được định giá thấp hơn giá trị thực thì đó sẽ là một cơ hội đầu tư tốt. Như vậy, rõ ràng một công ty tốt không nhất thiết là một cơ hội đầu tư tốt. Ngoài các phương pháp định giá đã nêu ở trên cịn có các phương pháp định giá khác như phương pháp dựa trên các hệ số tài chính, các phương pháp định giá kết hợp…
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM