tới.
Chức năng quan trọng nhất của TTCK trong nền kinh tế mở là chức năng huy động vốn cho các công ty niêm yết, tạo luồng luân chuyển vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực phát triển nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đảm bảo cho công tác huy động vốn được hiệu quả, cơng bằng và minh bạch cần thì ta cần có một phương hướng phát triển lâu dài và chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của cả công ty đại chúng và nhà đầu tư. TTCK Việt Nam được định hướng là sẽ thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn hiệu quả, công bằng và minh bạch. Để TTCK hoạt động có hiệu quả, cơng bằng và minh bạch thì phải có một định hướng phát triển mang tầm vĩ mô với sự quản lý của nhà nước và hệ thống chiến lược phát triển rõ ràng và chia thành từng giai đoạn cụ thể trước mắt và lâu dài.
Theo Sở Giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), kết quả ấn tượng đầu tiên cần nhắc đến là chỉ số VN Index và các chỉ số chứng khốn chính trên sàn HOSE liên tục chinh phục những đỉnh mới, chỉ số VN Index đạt mức 1500,81 điểm vào ngày 25/11/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, các chỉ số chính trên HOSE đều tăng cao so với đầu năm, cụ thể, chỉ số VN Index đạt 1498,28 điểm, tăng 35,73%; VNAllshare đạt 1561,33 điểm, tăng 51,23%; và chỉ số VN30 đạt 1535,71 điểm, tăng 43,42%. Chỉ số VN Index đạt đỉnh mới 1500.81 điểm vào ngày 25/11/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động. ( gov ,2022)
Hai là thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng 247,27% về giá trị so với năm 2020. Thị
trường có phiên giao dịch trên 45 nghìn tỷ đồng trong tháng 12/2021. Thanh khoản của thị trường năm 2021 liên tục đạt những kỷ lục mới, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.593 tỷ đồng và 737,29 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với năm 2020. Đặc biệt, vào ngày 23/12/2021, thị trường đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị và khối lượng giao
dịch lần lượt đạt trên 45.371 tỷ đồng và hơn 1,32 tỷ cổ phiếu. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu lần lượt đạt khoảng 5,39 triệu tỷ đồng và 184,32 tỷ cổ phiếu, tăng lần lượt 244,51% về giá trị và tăng 118,68% về khối lượng so với năm 2020.
Ba là, trong năm 2021 giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 7,39% so
với giao dịch của toàn thị trường. Từ đầu năm đến nay nhà đầu tư nước ngồi bán rịng hơn 62 nghìn tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới hơn 90% một số Quỹ ETF nội địa. Trong năm qua, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 798.821 tỷ đồng, chiếm 7,39% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của tồn thị trường. Tính đến hết ngày 31/12/2021, nhà đầu tư nước ngồi đã bán rịng hơn 62.431 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, đặc biệt là các quỹ ETF nội địa. Trong năm 2021, KLGD chứng chỉ quỹ ETF bình quân của NĐTNN đạt trên 8,06 triệu CCQ/ngày với GTGD bình quân đạt 175,56 tỷ đồng/ngày, tương ứng tăng 79,84% về khối lượng và tăng 193,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng giao dịch ETF của NĐTNN chiếm 64,80% toàn thị trường. Lũy kế 12 tháng NĐTNN mua rịng trên 4,5 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết năm 2021, đã có 8 quỹ ETF được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Trong đó, tỷ lệ sở hữu NĐTNN đối với một số quỹ ETF đạt trên 96%, cụ thể là 3 ETF: FUEVFVND, FUESSVFL, E1VFVN30.
Bốn là giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP
năm 2020 (GDP theo giá hiện hành) tăng 43,06% so với cuối năm 2020. Tính đến ngày 31/12/2021, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành), tăng 43,06% so với cuối năm 2020. HOSE hiện có 533 mã chứng khốn niêm yết trong đó gồm: 404 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 08 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 05 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 120,5 tỷ cổ phiếu.
Năm là, trên HOSE có 46 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tỷ USD tính đến hết năm
2021. Tính đến ngày 31/12/2021, trên HOSE đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16 doanh nghiệp so với cuối năm 2020, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn
hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đồn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM).
Sáu là, hơn 49.000 tỷ đồng đã được huy động thông qua thị trường chứng khoán,
tương ứng tăng hơn 5 lần so với năm 2020. Trong năm 2021, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức nhưng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhiều doanh nghiệp đã huy động thành công nguồn vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị vốn huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu của HOSE ước đạt hơn 49.605 tỷ đồng với 72 đợt phát hành có thu tiền, tương ứng tăng hơn 5 lần về giá trị so với năm 2020. Cũng trong 12 tháng qua, HOSE cũng đã thực hiện được 7 cuộc đấu giá cổ phần, bán được hơn 101,8 triệu cổ phần và gần 72,97 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 1.651 tỷ đồng cho nhà nước và các doanh nghiệp.
Bảy là, số lượng nhà đầu tư mới (nhà đầu tư F0) tham gia thị trường không ngừng gia
tăng. Tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã vượt 4 triệu tài khoản, tương khoảng 4% dân số. Năm 2021, số lượng nhà đâu tư mới tham gia thị trường không ngừng gia tăng. Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trung bình hàng tháng là hơn 100.000 tài khoản. Trong năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 1.534.363 tài khoản, tương ứng tăng 56,07% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với con số của 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 cộng lại. Tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã vượt 4,2 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 4,3% dân số.
Tám là, giải pháp pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống được vận hành ổn
định, góp phần gia tăng thanh khoản, thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khốn. Giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch tại HOSE đã được đưa vào vận hành ổn định từ tháng 7/2021 góp phần gia tăng thanh khoản thị trường, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào thị trường.
Sau khi hoàn tất giai đoạn cài đặt và nghiệm thu cơ sở hạ tầng (bao gồm phần mềm bên thứ 3), dự án CNTT thực hiện với nhà thầu KRX đang trong giai đoạn kiểm thử người dùng nội bộ và rà soát chỉnh sửa các lỗi đã phát hiện trong quá trình kiểm thử để tiến tới giai đoạn kiểm thử cùng với tất cả các thành viên thị trường. Trong năm qua, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song các chuyên gia nước ngồi đã có mặt tại Việt Nam để triển khai cơng việc theo kế hoạch. ( gov ,2022)
Tính đến ngày 29 tháng 4 năm 2022, tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam đã lên đến 196.524.368.817 cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết khoảng 7 triệu tỷ đồng . TTCK Việt Nam đang ngày càng thể hiện rõ vai trị của nó với chức năng là một kênh huy động vốn hiệu quả. ( gov ,2022)
Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030 do UBCKNN xây dựng và đệ trình cũng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thơng qua việc ban hành quyết định số 163/2003/QĐ-TTg. Theo quyết định đó, mục tiêu phát triển TTCK Việt Nam là phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an tồn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư… Đồng thời, quyết định cũng đưa ra nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước điều hành thị trường bằng pháp luật đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
Ngoài ra, để kênh huy động vốn (TTCK) hoạt động có hiệu quả, cơng bằng và minh bạch thì khơng thể thiếu sự đóng góp của các chủ thể tham gia thị trường. Trước tiên, tất cả các thành viên trên thị trường cần chấp hành đầy đủ và đúng theo các quy định của pháp luật về công tác huy động vốn, quy trình phát hành cổ phiếu nói chung và quy trình phát hành quyền nói riêng. Tiếp theo cần từng bước hình thành đầy đủ các định chế tài chính tương ứng với TTCK. Những chủ thể mới này sẽ là những người trực tiếp tham gia trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của thị trường nhằm vươn tới một thị trường hồn chỉnh, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch về thơng tin và tính cơng bằng giữa các nhà đầu tư. Hiện nay, số lượng các chủ thể tham gia vào TTCK ngày càng nhiều nên cần phải có định hướng quản lý và phát triển hoạt động của từng loại chủ thể. Phát triển các cơng ty chứng khốn theo hai loại hình: Cơng ty chứng khốn đa nghiệp vụ và Công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chun mơn hố nghiệp vụ. Đối với các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn thì sẽ phát triển về cả quy mơ và chất lượng hoạt động, đa dạng hố các loại hình sở hữu đối với cơng ty quản lý quỹ đầu tư, khuyến khích các cơng ty chứng khốn thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, thành lập các cơng ty định mức tín nhiệm để đánh giá xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời gian tới, khi thông tin trên TTCK được công khai hơn, minh bạch hơn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hơn nữa. Đồng thời, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò của TTCK đối với doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế. Theo đó mà số lượng mã chứng khốn sẽ cịn tiếp tục tăng. Khi số lượng mã chứng khoán niêm yết trên SGDCK nhiều, buộc các nhà đầu tư phải nghiên cứu, lựa chọn kỹ càng khi đầu tư. Muốn như vậy thì việc phân tích và định giá trở nên hết sức cần thiết. Do vậy, trong tương lai, với lượng thông tin đầy đủ hơn, các nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng các phương pháp phân tích và định giá CP. Tâm lý đầu tư theo số đông sẽ được hạn chế, tạo ra một TTCK hoạt động hiệu quả, giá chứng khoán biến động sẽ phản ánh sự biến động của tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, chứ không phải là do sự biến động khối lượng giao dịch như hiện nay.
Cùng với chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030, sự quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước, và sự đóng góp tích cực của các chủ thể tham gia sẽ giúp cho TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành một kênh dẫn vốn không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. ( kinhtevadubao, 2021)