Phương pháp chiết khấu luồng tiền (DCF)

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 91 - 92)

IV. Một số khó khăn trong phân tích và định giá cổ phiếu

1. Phương pháp chiết khấu luồng tiền (DCF)

Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là “tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hơm nay ln có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được

trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó. Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thơng số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước có thị trường chứng khốn phát triển, nơi thường có đầy đủ thơng tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp.

Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngồi việc tính tốn theo phương pháp này rất đơn giản, nó cịn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng cơng thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của cơng ty khó có thể chính xác. Việc dựa vào dịng tiền trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấp phải vấn đề của dự báo, thông tin để dự báo, thời gian dự báo… Một nhà đầu tư cá nhân khơng thể tự mình phân tích và dự báo dịng tiền của một cơng ty trong một khoảng thời gian dài. Ngồi ra, việc dự báo dòng tiền của cơng ty cịn gặp phải vấn đề nhu cầu đầu tư của chính cơng ty trong tương lai, vấn đề này cũng vượt ra ngồi tầm của chính các nhà quản trị cơng ty. Chẳng hạn Công ty Chứng khốn Sài Gịn trong năm 2006 đã có đến ba đợt tăng vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Liệu rằng trong tương lai nhu cầu này có dễ dàng dự báo không?

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)