Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 32)

II. Phân tích chứng khoán

4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Bằng việc xem xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đưa ra các chỉ số quan trọng bao gồm 5 nhóm: hệ số lợi nhuận, hệ số giá, tính thanh khoản của chứng khốn, các địn bẩy và tính hiệu quả.

Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính nhằm đánh giá:

- Tính linh hoạt, tức là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán, tức là khả năng thực hiện các khoản nợ dài hạn của công ty.

Các báo cáo tài chính :

- Bảng tổng kết tài sản (Bảng cân đối kế tốn): là báo cáo tài chính phản ánh tất cả tài sản do công ty sở hữu và các nguồn tài chính để hình thành nên các tài sản đó tại một thời điểm.

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

- Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo thu nhập): ghi nhận luồng tiền thu chi và việc sử dụng luồng tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ.

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo về những thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết nguồn tiền và việc phân bổ nguồn tiền ấy trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ số đánh giá tình hình tài chính :

Hệ số chung: Các hệ số này cho biết mức phân bổ của chúng trong doanh thu.

- Giá vốn hàng bán/ Doanh thu - Chi phí khác/ Doanh thu - Lãi ròng/ Doanh thu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share - EPS): cho biết lợi nhuận thu được từ

mỗi cổ phiếu.

EPS= 𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔−𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖

𝑆ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Hệ số lãi gộp (Gross Profit Margin): Thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là

chi phí bất biến để đạt được lợi nhuận. Lãi gộp = Giá bán – Giá vốn hàng bán.

Hệ số lãi gộp = 𝐿ã𝑖 𝑔ộ𝑝

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Hệ số giá/ Thu nhập (Price to Earning Ratio – P/E Ratio).

P/E= 𝑇ℎị 𝑔𝑖á

Hệ số này cho biết nhà đầu tư phải trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của mỗi cổ phiếu. Như vậy, P/E phản ánh sự mong đợi của các nhà đầu tư vào sự tăng trưởng lợi tức của các công ty.

Hệ số lãi ròng (Profit Margin): phản ánh chiến lược về giá của công ty và khả năng

của cơng ty trong việc kiểm sốt các chi phí hoạt động.

Hệ số lãi ròng = 𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế.

Suất sinh lời của tài sản (Returns On Assets – ROA).

Suất sinh lời của tài sản = 𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý nghĩa: Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Hệ số sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Suất sinh lời của tài sản càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Returns on Equity – ROE).

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = 𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đo lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.

Số vòng quay tài sản: Hệ số này cho biết doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. Nói

cách khác, một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao, việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Số vịng quay tài sản = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Kỳ thu nợ (Collection Ratio): nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với các

khoản phải thu do bán chịu.

Hệ số lãi gộp = 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio): diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hố,

nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường.

Số vịng quay hàng tồn kho = 𝐺í𝑎 𝑣ố𝑛 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 ( ℎ𝑜ặ𝑐 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 )

𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Hệ số nợ/ Tài sản (Debt/ Asset Ratio).

Hệ số nợ trên tài sản = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt/ Equity Ratio): Hệ số này là loại hệ số cân bằng

dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid Test – Quick Ratio): đo lường mức độ đáp

ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔−𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Hệ số chi trả lãi vay (Interest Coverage).

Hệ số chi trả lãi vay = 𝐸𝐵𝐼𝑇

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

Trong đó: EBIT (Earnings Before Interest and Taxes): Thu nhập trước thuế và lãi vay.

Hệ số chi trả lãi vay < 1 chứng tỏ cơng ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Hệ số lý tưởng là ≥ 1,5.

Hệ số thanh toán ngắn hạn (Working Capital Ratio – Current Ratio).

Hệ số thanh toán ngắn hạn = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Hệ số thanh tốn ngắn hạn là tỷ số giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm so với nợ vay. Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm. Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)