Phương pháp sử dụng hệ số P/E

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 94)

IV. Một số khó khăn trong phân tích và định giá cổ phiếu

3. Phương pháp sử dụng hệ số P/E

Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Thơng thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một cơng ty tương tự về quy mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Phương pháp này có hai cách đó là P/E truyền thống (như đã trình bày ở chương 2) và P/E tương lai (tức là lấy giá cổ phiếu – thị giá chia cho lợi tức cổ phiếu của năm sau theo dự tính của cơng ty. Tuy nhiên, cả hai cách này đều có nhược điểm: - Nhược điểm lớn nhất đó là EPS của cơng ty có thể khơng thực, tức là đơi khi cơng ty che giấu thu nhập thực tế của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. -Nhược điểm là thu nhập ước tính của cơng ty có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của cơng ty đó và tuỳ theo mỗi nhà phân tích. Vì vậy, mặc dù P/E là một chỉ số phổ biến được đa số các nhà phân tích sử dụng song tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thơi.

Vì vậy, định giá cổ phiếu thơng qua P/E cũng chỉ có tính chất tương đối và mang tính tham khảo. -Nhược điểm nữa của hệ số P/E đó là khi cơng ty khơng có lợi nhuận, có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là âm, như vậy sẽ khơng tính được P/E. Do đó, P/E chỉ là một chỉ số tương đối, nhà đầu tư cần phải đánh giá thêm các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt Nam cịn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và thị trường chứng khốn cịn non trẻ và vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Phương pháp này dựa vào thu nhập mà cơng ty tạo ra. Trong khi đó thu nhập là bút tốn chứ khơng phải là dịng tiền mà các cổ đơng có được. Thu nhập bị quản lý bởi các nhà quản trị trong cơng ty, động cơ của họ có thể vì các hợp đồng kinh doanh hay vì tiền lương của họ được trả trên thu nhập có được.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)