Thực trạng việc xây dựng kế hoạch KTĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 67 - 68)

2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm tra đánhgiá môn Ngữ văn theo hướng

2.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch KTĐG

Hiện nay kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn vẫn đang triển khai theo mạch nội dung với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng theo chuẩn song vẫn có thể kết hợp các nội dung theo mục tiêu đánh giá năng lực người học. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cụ thể chi tiết sẽ giúp hoạt động kiểm tra trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Trên thực tế tổ trưởng chun mơn, nhóm trưởng giáo viên đã có xây dựng kế hoạch song cũng còn tồn tại nhiều bất cập như:

- Một số giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa có kinh nghiệm và chưa thực sự dành hết tâm huyết để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Giáo viên chủ yếu xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá môn học dựa vào phân phối chương trình. Chỉ lập kế hoạch cho bài kiểm tra 45 trở lên, bài kiểm tra 15 phút không thống nhất theo nhóm. Vì vậy nhiều kế hoạch cịn mang tính hình thức, chống đối.

- Việc xác định các tiêu chí cơ bản như xác định mục tiêu cần đạt của môn Ngữ văn ứng với từng đơn vị nội dung được dạy học trong một đơn vị thời gian, tổng hợp mục tiêu cần đạt cho môn học ứng với các đơn vị thời gian hay dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp chưa được giáo viên chú trọng. Một số ít giáo viên còn ngại điều chỉnh kế

hoạch dẫn đến chưa nâng cao được chất lượng giảng dạy, kết quả học tập của học sinh chưa tốt.

- Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi khơng hợp lí, khơng có kế hoạch dài hơi, việc lập kế hoạch dài hơi, việc lập kế hoạch tổ chức cịn lúng túng, đơi khi còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của quận, thành phố, đặc biệt là các đợt kiểm tra cuối kỳ.

- Kế hoạch chấm trả bài cho học sinh cịn chưa phù hợp, có khi q gấp do thời gian thi muộn so với thời gian phải báo cáo kết quả lên phòng Giáo dục, ngược lại thời gian chấm trả bài sẽ dài nếu việc nộp kết quả thống kê lên phòng Giáo dục chưa cần gấp. Điều này dẫn đến chất lượng chấm bài của giáo viên đơi lúc chưa đảm bảo, thiếu đi sự chính xác cao, dẫn đến hiện tượng học sinh phải kiến nghị phúc tra lại bài thi, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)