Quy trình kiểm tra đánhgiá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 42 - 44)

1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra đánhgiá

1.3.7. Quy trình kiểm tra đánhgiá

Kiểm tra đánh giá trong dạy học là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình dạy học. Kiểm tra đánh giá định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học, khuyến khích, tạo động lực cho người học, giúp người học tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá còn cung cấp cho giáo viên, nhà quản lí những thơng tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh q trình dạy học và quản lí để cùng đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao.

Mục tiêu dạy học trong nhà trường phổ thông được xác lập trên 3 lĩnh vực: nhận thức, tâm vận (kĩ năng) và tình cảm (thái độ).

Mục tiêu trong lĩnh vực nhận thức theo Benjamin Bloom được phân thành 6 bậc từ thấp đến cao: 1. Biết 2. Hiểu 3. Vận dụng 4. Phân tích 5. Tổng hợp 7. Đánh giá

Để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức đối với các nội dung dạy học, các nhà giáo dục đã chia lại thành 3 bậc:

Bậc 2: Hiểu, Vận dụng (Tái tạo)

Bậc 3: Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá (Sáng tạo)

Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, căn cứ nội dung bài học và vị trí của nó trong phân phối chương trình, giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học theo 3 bậc này, tức là xác định được những nội dung nào của bài học phải được nhận thức ở bậc nào (ít nhất là bậc 1 và bậc 2) và tùy theo đối tượng và phân phối chương trình có thể có một số mục tiêu ở bậc 3.

Quy trình tổ chức một kì kiểm tra đánh giá kết quả học tập (kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì) dưới dạng viết bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá

Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá

Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá ( lập ma trận nôi dung/bậc nhận thức ).

Bước 4. Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.

Bước 5. Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức.

Bước 6. Phân tích đề

Bước 7. In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.

Bước 8. Chấm bài

Bước 9. Chi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém v.v…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 42 - 44)