2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá môn Ngữ Văn trường
2.4.2. Thực trạng việc tổ chức cho giáo viên xây dựng kê hoạch KTĐG
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh là cơ sở cho Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh tồn trường có bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học tạo cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Khi khảo sát về việc tổ chức cho GV xây dựng kế hoạch KTĐG thì nhận được kết quả từ CBQL và GV như sau: 1/4 = 25% CBQL cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là rất cần thiết, 3/4 = 75% CBQL cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là cần thiết. Trong đó 7/20 = 30% GV cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là rất cần thiết, 11/20 = 55% GV cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là cần thiết, 3/20 = 15% cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là không cần thiết
Biểu đồ 2.6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
CBQL và GV đều cho rằng việc lập kế hoạch chỉ là mức độ cần thiết, CBQL luôn coi việc này là việc làm thường xuyên, song đối với GV vẫn có GV cho rằng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong nhà trường là khơng cần thiết (15 %). Chính vì lý do đó mà giáo viên khơng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, dẫn đến chất lượng của các đợt kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn chưa cao.
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG ( thường xuyên, định kì, tổng kết. )
Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá đều có một mục đích riêng:
Kiểm tra đánh giá thường xuyên: diễn ra trong quá trình giảng bài, trong phạm vi tiết học với mục đích là tìm hiểu độ hiểu một nội dung nào đó trước khi chuyển sang nội dung khác hoặc để thay đổi khơng khí lớp học hoặc để giáo viên điều chỉnh cách dạy cho học sau.
Kiểm tra định kì:
- Kiểm tra miệng theo cách hiểu trước đây chỉ là kiểm tra vấn đáp được tiến hành thường xuyên vào đầu tiết học những hiện nay với quan niệm đánh giá mới thì kiểm tra miệng được áp dụng rộng rãi trong đánh giá thường xuyên, được sử dụng ở mọi thời điểm của giờ học Ngữ văn, từ kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài mới, luyện nghe , nói, đọc, viết trong giờ học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực không chỉ đơn thuần là
cho điểm mà giáo viên cần chú ý sửa cho HS những lỗi cần tránh trong tiếng Việt, luyện cho HS cách nói, cách diễn đạt, từng bước hình thành cho HS thái độ chủ động, tự tin và rèn kĩ năng nói cho HS.
- Kiểm tra 15 phút được tiến hành dưới dạng viết với mục đích đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học tập của học sinh sau 2 hoặc 3 bài học.
- Kiểm tra 45 phút, 90 phút thường được tiến hành dưới dạng viết, sau khi học xong một chủ đề hay một nội dung tương đối hoàn chỉnh. Loại bài này thường bao quát nội dung kiểm tra tương đối rộng ứng với các mục tiêu nhận thức cao hơn như khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp.
Kiểm tra đánh giá tổng kết: là bài kiểm tra học kì nhằm đánh giá một cách toàn diện mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng ( kĩ năng tư duy, kĩ năng phân tích, tổng hợp , phê phán) của học sinh sau một học kì hay cả một năm học. Mục đích của các hình thức kiểm tra đánh giá là rõ ràng nhưng các hoạt động quản lí cơng tác này ở nhà trường vẫn cịn tồn tại bất cập. Căn cứ kế hoạch chung nhà trường đã tiến hành cho các khối lớp kiểm tra định kì, tổng kết cùng một đề cùng thời gian. Tuy nhiên một số giáo viên vẫn kiểm tra đánh giá theo cách riêng của họ điều đó được thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút.
Khi tiến hành khảo sát việc tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG (thường xuyên, định kì, tổng kết) của các khối lớp trong nhà trường có nghiêm túc hay không . Kết quả khảo sát là: 67/647 = 10.35 % học sinh cho rằng rất nghiêm túc; 314 /647 = 48.53% học sinh trả lời là nghiêm túc; 266 /647 = 41.11 % cho rằng chưa nghiêm túc. Ý kiến của giáo viên trả lời 2/20 = 10% GV trả lời là rất nghiêm túc; 14 /20 = 70% GV trả lời là nghiêm túc; 4/20 = 20% GV cho rằng chưa nghiêm túc.
Biểu đồ 2.7. Các hình thức kiểm tra đánh giá mơn Ngữ Văn
Một số GV và HS cho rằng việc thực hiện các hình thức KTĐG chưa nghiêm túc là do một số GV không cho HS kiểm tra miệng mà chuyển số điểm kiểm tra miệng thành bài kiểm tra 15 phút hoặc GV cho rằng chỉ cần 01 điểm miệng là đảm bảo quy chế nên ít tiến hành kiểm tra thường xun. Chính điều đó đã làm HS suy nghĩ sai lệch, các em cho rằng chỉ cần 1 điểm miệng là xong nên khơng có ý thức chuẩn bị bài và ơn bài trước khi đến lớp. Hoặc có HS chỉ ơn 1 bài để xung phong trả lời lấy điểm cao. Những câu hỏi vận dụng khó hoặc những tình huống vận dụng thực tiễn HS rất ngai trả lời. Những điều nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh.