Những yêu cầu về quản lí hoạt động kiểm tra đánhgiá trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 56)

đoạn hiện nay

Cơ sở lý luận công tác quản lý kiểm tra đánh giá là hoạt động vô cùng quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng kiểm tra đánh giá. Muốn quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hiệu quả theo tinh thần “đổi mới căn bản và tồn diện” (Nghị quyết TW8 khóa XI) phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có mục tiêu, kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể, khoa học phù hợp với thực tiễn nhà trường.

- Có quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp.

- Phối hợp sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình. Xây dựng “ma trận” đề trong kiểm tra đánh giá đảm bảo đánh giá kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ hướng tới phát triển năng lực người học.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá để có các điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.

Tiểu kết chƣơng 1.

Đánh giá được xem như là khâu quan trọng nhất của một chu trình đào tạo, được diễn ra trong suốt quá trình dạy học và giáo dục. Đánh giá cho chúng ta biết mức độ đạt được mục tiêu song cũng cung cấp cho ta các thông tin về tất cả các khâu đã diễn ra trước đó. Đặc biệt thơng tin giúp điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh và giúp các nhà quản lý điều chỉnh các phương pháp quản lý giáo dục đưa ra các quyết đáp và chính sách giáo dục phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, việc đầu tư nghiên cứu học tập kiến thức và kinh nghiệm của các nước phát triển về kiểm tra đánh giá là điều cần thiết. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đánh giá giáo dục, đánh giá trên lớp học, hướng dẫn giáo viên đánh giá, các phương pháp đo lường đánh giá trong giáo dục. Đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tại trường THCS Võ Thị Sáu quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh của chương 1 được sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tại trường THCS Võ Thị Sáu quận Lê Chân thành phố Hải Phòng trong chương 2.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tại trường THCS Võ Thị Sáu quận Lê Chân thành phố Hải Phòng trong chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS

VÕ THỊ SÁU QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu về trƣờng THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng q trình hình thành và phát triển.

Trường THCS Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Trường được thành lập từ năm học 1975 - 1976 với tên gọi là Trường PTCS cấp 1,2 Võ Thị Sáu. Đến ngày 05 tháng 6 năm 1993 trường PTCS Võ Thị Sáu được chia tách thành hai trường cấp 1 và cấp 2. Ngày 01 tháng 9 năm 1998 UBND quận Lê Chân có quyết định đổi tên thành trường THCS Võ Thị Sáu .

Trường có diện tích 2770,7m2

là khu vực đông dân cư chủ yếu là dân lao động nghèo và bn bán nhỏ nên có nhiều biến động về dân số, dân trí trên địa bàn chưa thật đồng đều, kinh tế gia đình cịn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy và học của nhà trường.

Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, Hội cha mẹ học sinh trường THCS Võ Thị Sáu ngày càng đổi mới.

* Quy mô phát triển giáo dục trong các năm Bảng 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh các năm

Năm học Số lớp Số học

sinh Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

2011 - 2012 32 1249 329 318 292 310

2012 - 2013 31 1252 322 324 313 293

2013 - 2014 32 1294 343 319 325 307

2014 - 2015 32 1339 374 340 308 317

* Chất lƣợng giáo dục

Nhà trường chú trọng đến chất lượng giáo dục đại trà, luôn đứng trong tốp đầu của quận. Dưới đây là bảng tổng hợp chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây:

Bảng 2.2. Chất lƣợng hạnh kiểm trong 4 năm gần đây

STT Năm học Hạnh kiểm Đạt Chƣa đạt SL TL% SL TL% 1 2011-2012 1241 99.4% 8 0.60% 2 2012-2013 1247 99.6% 5 0.40% 3 2013-2014 1294 100% 0 0% 4 2014-2015 1339 100% 0 0%

(Nguồn: Phòng văn thư trường THCS Võ Thị Sáu)

Bảng 2.3. Chất lƣợng học lực trong 4 năm gân đây

Năm học Học lực Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2011 - 2012 612 49% 488 39% 126 10.1% 23 1.9% 2012 - 2013 662 52.90% 468 37.40% 108 8.60% 14 1.10 % 2013 - 2014 786 60.70% 387 29.90% 109 8.40% 12 1% 2014 - 2015 878 65.60% 360 26.90% 87 6.50% 14 1% (Nguồn: Phòng văn thư trường THCS Võ Thị Sáu)

* Kết quả thi vào lớp 10 THPT

Bảng 2.4. Kết quả thi vào lớp 10 THPTcủa trƣờng THCS Võ Thị Sáu

Năm học Số lượng Tỉ lệ

Ghi chú

( Tăng, giảm so với năm học trước)

2011 - 2012 234/310 75.48% Tăng 1,35%

2012 - 2013 226/ 293 77.13% Tăng 1.65% 2013 - 2014 239/ 307 77.85% Tăng 0.72% 2014 - 2015 235/ 317 74.13% Giảm 3.72%

Bảng 2.5. Kết quả thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn trƣờng THCS Võ Thị Sáu

Năm học Số lượng HS dự thi

Điểm trên/ bằng 5 Điểm dưới 5

2011 - 2012 310 242/310 = 78.06 % 68/310 = 21.93 % 2012 - 2013 293 239/293 = 81.56 % 54/293 = 18.43 % 2013 - 2014 307 235/307 = 76.54 % 72/307 = 23.45% 2014 - 2015 317 231/317= 72.87% 72/317 = 27.12%

Những số liệu trên cho thấy kết quả học tập mơn Ngữ văn nói riêng và kết quả học tập các mơn nói chung của trường THCS Võ Thị Sáu quận Lê Chân chưa được ổn định. Kết quả môn Ngữ văn điểm dưới 5 của năm học 2012 - 2013 đã giảm 3.50% song năm học 2013 - 2014 điểm trên 5 lại giảm 5.02%, điểm dưới 5 lại tăng 5.03% vào năm 2014 - 2015 lại tiếp tục tăng thêm 3.67%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng mơn Ngữ văn có chiều hướng giảm sút thì phải kể đến những tồn tại, những bất cập trong công tác KTĐG của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho học sinh thì rất cần những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng.

* Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng

Bộ máy hoạt động của nhà trường gồm: + Ban giám hiệu: 04 đ/c

+ 4 tổ chuyên mơn: - Tổ văn phịng - Tổ Khoa học xã hội - Tổ Khoa học tự nhiên - Tổ Ngoại ngữ + Các tổ chức đồn thể trơng nhà trường gồm: - Chi bộ đảng gồm 32 đ/c đảng viên - Cơng đồn

- Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Ban thanh tra nhân dân

- Ban đại diện hội cha mẹ học sinh

Theo thống kê tính đến tháng 5 năm 2015 tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên hiện có 82. Trong đó biên chế của nhà trường là 56 người, hợp đồng lao động quận 20, hợp đồng lao động trường 6. Về trình độ chuyên mơn có 03 thạc sĩ, 66 cử nhân và hệ cao đẳng có 2 người.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật của trƣờng

Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn quận Lê Chân, năm học 2012 - 2013 trường được công nhận tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III. Trường có 2 dãy nhà 2 tầng và 2 dãy nhà 3 tầng trong đó có: 03 phịng ban giám hiệu, 01 phịng Đồn đội, 01 phòng truyền thống ,03 phòng tổ chun mơn, 01 phịng tài vụ, 01 phòng giáo viên, 01 phòng hội trường, 01 phịng máy tính, 01 phòng Tiếng Anh, 01 phòng âm nhạc, mỹ thuật, 01 phòng y tế, 01 phòng thư viện, 01 phòng thiết bị đồ dùng dạy học, 02 phòng thực hành ,01 nhà bếp.

Số máy tính hiện có là 20 máy, trong đó có 6 máy phục vụ công tác quản lý, 48 máy dùng để giảng dạy. Các máy đều được kết nối mạng Lan và Internet. Nhà trường có 07 máy chiếu projetor, 01 máy photocopy phục vụ in sao đề và văn phịng. Phịng mỹ thuật có 12 giá vẽ, phịng âm nhạc có 04 đàn ocgan điện tử.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích của của khảo sát

Hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh có vai trị rất lớn trong việc nâng cao mơn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của Nhà trường nói chung để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ nên được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Từ hoạt động kiểm tra đánh giá điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua khảo sát thực trạng công tác kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu để thấy được cách thức đánh giá của giáo viên và sự quản lý công tác kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn của HS của cán bộ quản lý nhà trường. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- Học sinh lớp 8,9: 647 học sinh

- Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn: 20 giáo viên - Cán bộ quản lý nhà trường: 04 cán bộ quản lý

2.2.3. Nội dung khảo sát

* Đối với cán bộ quản lý nhà trƣờng (Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng):

Tiến hành khảo sát các vấn đề sau: - Một số thông tin cá nhân

- Những hiểu biết của cán bộ quản lý về phương pháp, nội dung, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả mơn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

- Những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS.

- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS.

- Những thuận lợi và khó khăn của cán bộ quản lý đối với công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS.

- Nguyện vọng đề xuất của cá nhân trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS.

* Đối với giáo viên:

- Một số thông tin về cá nhân giáo viên

- Những hiểu biết của giáo viên về phương pháp, nội dung, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn cấp THCS.

- Cách thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở cấp THCS.

- Những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá mà Ban giám hiệu áp dụng trong nhà trường.

- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS.

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá ở nhà trường Trung học cơ sở hiện nay.

- Nguyện vọng đề xuất của cá nhân trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS.

* Đối với học sinh:

- Nhận biết của học sinh về phương pháp kiểm tra đánh giá trường THCS.

- Những nguyện vọng của học sinh trong hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường THCS.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn của HS Trung học cơ sở.

2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn theo hƣớng phát triển năng lực của trƣờng THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, hƣớng phát triển năng lực của trƣờng THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng .

Qua thực tế điều tra tại trường THCS Võ Thị Sáu về tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn với đối tượng là 4/4 CBQL; 20/20 giáo viên dạy môn Ngữ văn; 647 học sinh ( lớp 8 + lớp 9). Kết quả cho thấy 4/4 = 100% CBQL; 20/20 = 100% giáo viên dạy môn Ngữ văn; 638/647= 98,6% học sinh ( lớp 8 + lớp 9) đánh giá cao tầm quan trọng của KTĐG.

Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá

2.3.1. Thực trạng xác định mục tiêu môn học làm cơ sở cho KTĐG

Mục tiêu môn học là chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mơn học sau khi hồn thành chương trình học tập, mục tiêu được cụ thể trong kế hoạch kiểm tra của giáo viên và kế hoạch bài dạy của giáo viên.

Hiện nay, việc thiết kế mục tiêu của chương trình dạy học mơn Ngữ Văn đã có những thay đổi căn bản. Đó là sự chuyển đổi của chương trình mơn Văn- Tiếng Việt theo nội dung hoặc các chủ đề cơ bản sang chương trình mơn Ngữ Văn THCS thiết kế theo yêu cầu đạt về năng lực hoặc kĩ năng cần thiết đối với người học. Cách thiết kế chương trình này thể hiện quan điểm dạy học hướng tới mục tiêu phát triển ở người học. Điều này đặt ra những yêu cầu mới cho xây dựng các nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực cần phát triển cho HS.

Kết quả điều tra về việc nắm mục tiêu của môn học Ngữ Văn - Kết quả điều tra giáo viên:

+Tỉ lệ giáo viên nắm rất rõ mục tiêu môn học: 12/ 20 = 60% +Tỉ lệ giáo viên nắm rõ mục tiêu môn học: 5/20 = 25% +Tỉ lệ giáo viên không rõ mục tiêu môn học: 3/20 = 15% - Kết quả điều tra học sinh:

+Tỉ lệ học sinh nắm rất rõ mục tiêu môn học: 126/647 = 19.47% +Tỉ lệ học sinh nắm rõ mục tiêu môn học: 327/ 647 = 50.54%

+ Tỉ lệ học sinh nắm không rõ mục tiêu môn học: 194/647 = 29.98 %

Số liệu điều tra cho thấy vẫn cịn một bộ phận giáo viên khơng nắm được mục tiêu môn học, chủ yếu tập trung ở những giáo viên trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Điều đó thể hiện ngay ở việc soạn giảng của giáo viên, khi kiểm tra đánh giá mức độ yêu cầu đối với học sinh chỉ là yêu cầu tái hiện những kiến thức mới học mà chưa đánh giá được sự vận dụng sáng tạo của học sinh. Mỗi bài học hiện nay để phát triển năng lực cho học sinh, yêu cầu giáo viên khi soạn phải có mục tiêu cụ thể và năng lực cần phát triển cho học sinh qua từng đơn vị kiến thức nhưng nhiều giáo viên này còn soạn bài chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 56)