3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá môn Ngữ Văn theo
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và lập quy trình kiểm tra đánhgiá kết
kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
* Mục đích:
Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch và lập quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS một cách khoa học hợp lý.
Tập huấn cho giáo viên xây dựng kế hoạch, lập quy trình kiểm tra đánh giá chi tiết phù hợp với đối tượng, chương trình và thực tiễn tình hình giáo dục của nhà trường.
Giáo viên thực hiện theo kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ giúp Ban giám hiệu quản lý hiệu quả.
* Cách thức thực hiện
Để đạt được hiệu quả và đảm bảo chất lượng môn Ngữ văn phải tuân thủ một quy trình khoa học:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá - Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá - Quản lí quy trình kiểm tra đánh giá
* Nội dung thực hiện
Môn Ngữ văn là mơn học quan trọng trong chương trình với số tiết dạy trong tuần là 5 tiết với khối 9, lớp 6,7,8 là 4 tiết/tuần. Trong một năm học có 2 kỳ đánh giá tổng kết ( kiểm tra học kì); mỗi một học kì có từ 5 đến 7 bài kiểm tra định kỳ ( kiểm tra 45 phút và 90 phút) và từ 4 đến 6 bài kiểm tra thường xuyên ( kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút). Vì vậy, Ban giám hiệu lập kế hoạch kiểm tra chung của cả 4 khối lớp triển khai tới các nhóm trưởng và giáo viên. Nhóm trưởng và giáo viên dựa trên cơ sở phân phối chương trình để lập kế hoạch kiểm tra đánh giá chi tiết của khối, lớp mình dạy.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cần dựa trên các tiêu chí có bản như: Chương trình học mơn Ngữ Văn, đối tượng học sinh của lớp học, số bài kiểm tra theo phân phối chương trình và chỉ tiêu chất lượng của môn học. Về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm tra là:
1. Xác định năng lực chung cần hình thành của mơn Ngữ văn + Năng lực đọc hiểu ( tiếp nhận) văn bản
+ Năng lực tạo lập văn bản
2. Xác định các năng lực thành phần và đánh giá các KTKN cần đạt của các khối lớp.
- Đánh giá các năng lực được hình thành qua học mơn Ngữ văn chương trình 6,7,8,9 là :Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Đánh giá kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng của các chủ đề về văn bản, tiếng Việt , Tập làm văn của các lớp 6,7,8,9.
3. Lập bảng kế hoạch chi tiết theo các tiêu chí:
Bảng 3.1. Kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
Thời gian kiểm tra
Mục tiêu kiểm tra Hình thức
(Thường xuyên, định kì, tổng kết)
Câu hỏi kiểm tra
tiết hoặc bài học cùng chủ đề
HS tái hiện, nhận biết, tái tạo lại những KTKN của các đơn vị kiến thức đã học và vận dụng được trong các tình huống khơng thay đổi.
thường xuyên Hình thức: KT vấn đáp (miệng) - KT viết (15 phút) - (TNKQ + TNTL) Câu hỏi bậc 1,2 Sau 1 hoặc 2 chủ đề
- Đánh giá năng lực và kiểm tra KTKN:
+ HS tái hiện, nhận biết, tái tạo lại những KTKN của các đơn vị kiến thức đã học
+ HS hiểu và phản ánh lại theo ý nghĩa những kiến thức đã học. HS phải có sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống tương tự, có sự sáng tạo.
- Kiểm tra định kì: - Thời gian 45 phút, 90 phút (TNKQ + TNTL) Các câu hỏi bậc 1,2,3 Sau một học kì, sau một giai đoạn - Đánh giá năng lực
+ HS xử lí, giải quyết được các vấn đề mang tính hệ thống gắn với các bối cảnh, tình huống thực tiễn. Các câu hỏi, bài tập là dạng mở để đánh giá năng lực HS. Năng lực của HS được đánhgiá qua độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã đạt được. - Đánh giá tổng kết. - Thời gian 90 phút ( TNKQ + TNTL) Các câu hỏi bậc 1,2,3
Từ các tiêu chí đã xác định các GV sẽ lập kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể cho từng khối, lớp mình đang giảng dạy.
Khơng chỉ có kế hoạch KTĐG mà Ban giám hiệu cần có kế hoạch cho giáo viên xây dựng ngân hàng đề kiểm tra môn Ngữ văn (cả 4 khối lớp).
Thành lập hội đồng thẩm định quỹ đề kiểm tra của giáo viên đối chiếu với phân phối chương trình và yêu cầu cấu trúc của đề kiểm tra. Để công tác kiểm tra đánh giá thực hiện các chức năng trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên sự tiến bộ trong học tập nên việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá rất quan trọng.
- Việc xây dựng quy trình KTĐG:
Quy trình là hệ thống các chuẩn được xây dựng để đạt được mục đích đề ra. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cứ mỗi bước đều có tiêu chí đánh giá, khi đạt được tiêu chí của bước đó mới chuyển sang bước tiếp theo.
Thực hiện đúng quy trình kiểm tra đánh giá chính là thực hiện mục tiêu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Quy trình KTĐG kết quả học mơn Ngữ văn gồm 10 bước như sau: Bước 1: Xác định mục đích của đánh giá
Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra đánh giá
Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.
Bước 5: Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỷ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức.
Bước 6: Phân tích đề
Bước 7: In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.
Bước 9: Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trương hợp đặc biệt.
Bước 10: Trả bài và nhận xét
* Điều kiện thực hiện:
Triển khai nhiệm vụ năm học trong đó có thời gian biên chế năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho cả năm học.
Căn cứ kế hoạch đã xây dựng Ban giám hiệu đưa ra những định hướng đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá từ đầu năm học đến toàn thể hội đồng giáo viên. Từ Ban giám hiệu đến giáo viên và học sinh đều nắm được kế hoạch. Dựa trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới về hình thức cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá. Từ bản kế hoạch BGH có thể kiểm tra giám sát, với giáo viên cần có sự chuẩn bị và thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra đánh giá cịn học sinh sẽ chủ động có kế hoạch học tập hợp lí để đáp ứng yêu cầu và mục đích kiểm tra đánh giá. Từ đó GV sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, HS sẽ phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của mình để phấn đấu có kết quả học tập tốt hơn.