Mối quan hệ giữa đánhgiá và hình thành năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

1.4. Đặc điểm môn Ngữ văn bậc THCS

1.4.3. Mối quan hệ giữa đánhgiá và hình thành năng lực

1.4.3.1. Mối quan hệ giữa kiến thức kĩ năng và năng lực

Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một cơng việc có thể địi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần phải chuyển hoá những kiến thức, kĩ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong mơi trường mới.

Kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng ứng đáp phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọng của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại được dựa trên sự đồng hố và sử dụng có cân nhắc các kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Kĩ năng hiểu theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một mơi trường quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm... giúp cá nhân có thể thích ứng khi hồn cảnh thay đổi.

1.4.3.2. Mối quan hệ giữa kiểm tra đánh giá và sự hình thành năng lực.

Kiến thức, kĩ năng là cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi. Trong q trình đó KTĐG giúp học sinh nhận ra những thiếu sót của bản thân, tự điều chỉnh cách học của mình để hình thành, củng cố và hoàn thiện các năng lực cần thiết. KTĐG là yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển năng lực. Như vậy năng lực được hình thành thơng qua kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực vẫn cần hai hướng tiếp cận chính: Một là, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là cách đánh giá thiên về mức độ tiếp nhận nội dung chương trình mơn học. Hai là, đánh giá dựa vào năng lực là cách đánh giá thiên về xác định các mức độ năng lực của cá nhân người học so với mục tiêu đặt ra của môn học.Thực tế cho thấy hai cách đánh giá trên có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi chúng đều gắn với nội dung chương trình mơn học. Khi đánh giá theo hướng năng lực vẫn phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học để xác định các tiêu chí thể hiện năng lực của người học, cần căn cứ vào nội dung môn học để xác định được những mức năng lực chuẩn hoặc trên chuẩn để tạo được sự phân hóa, nhằm đo được khả năng và sự tiến bộ của tất cả các đối tượng người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)