Mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học và năng lực trong môn Ngữ Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 49 - 54)

1.4. Đặc điểm môn Ngữ văn bậc THCS

1.4.4. Mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học và năng lực trong môn Ngữ Văn

Năng lực của người học đối với một môn khoa học nào đó được mơ tả kết hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ thành hành vi cần thiết giúp người học thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ thực trong cuộc sống.

Tiếp cận năng lực trong giáo dục bắt đầu với việc thay đổi cách xác định mục tiêu dạy học và giáo dục. Thay vì viết mục tiêu chung chung, trừu tượng, các nhà nghiên cứu đề xuất cách thức xây dựng mục tiêu theo hướng cụ thể, lượng hoá các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt sau khi kết thúc bài học, mơn học, khố học. Mục tiêu dạy học được diễn đạt bằng các động từ như: nêu lên, liệt kê, kể tên, phân biệt, mơ tả, tính tốn, so sánh, giải thích, tổng hợp, phân tích, đánh giá... Cách phát biểu mục tiêu kiểu này thay thế cho các cách phát biểu mơ hồ khó đo đạc trước đó là: nắm được, hiểu được, hay hiểu một cách sâu sắc…

Mục tiêu là cơ sở để lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài dạy, một khố dạy hay cả một chương trình.

Mục tiêu còn là các mốc để đánh giá được sự tiến bộ của người học trong quá trình học tập. Việc xác minh chính xác, tường minh mục tiêu bài học, giúp người học có cách tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân trong quá trình học tập và tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng. Có mục tiêu rõ ràng trước mặt, người học biết lựa chọn các hoạt động dẫn tới thành cơng.

Theo GS. Nguyễn Đức Chính và cộng sự, trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra: Một mục tiêu được xem là tin cậy và có giá trị khi nó truyền đạt chính xác ý định của nhà giáo dục và để mọi người khác đều hiểu đúng như chính bản thân nhà giáo dục hiểu. Để làm được việc này cần trả lời 3 câu hỏi:

- Làm được trong điều kiện nào? bằng cách nào? - Làm được với mức độ ra sao?

Như vậy, một mục tiêu tin cậy và có giá trị khi nó xác định được: - Một hành vi có thể và phải được hồn thành.

- Những điều kiện (trong đó hành vi được hồn thành).

- Tiêu chuẩn (chất lượng, mức độ hoàn thành chấp nhận được).

Một mục tiêu chỉ đạt được tiêu chí tin cậy và có giá trị khi nó chỉ rõ cái người học có thể và phải “làm” hay “thực hiện” được để chứng tỏ đạt mục tiêu. Mọi năng lực của con người còn ở dạng tiềm năng, và nó được hiện thực hóa khi “bắt tay” vào thực hiện nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Có nghĩa là, sự thể hiện thực tế là thước đo của năng lực hình thành bên trong. Chính vì vậy mục tiêu năng lực cũng cần phải được xác định trên cơ sở của các hành vi cụ thể. Chúng ta chỉ có thể xác định năng lực của một người thông qua quan sát hành vi hay năng lực thực hiện hành động nào đó của họ. Hành vi của người học có thể là lời nói hay hành động, có thể là trả lời miệng hay viết một báo cáo, hoặc giải quyết một vấn đề....

Là một môn học cơng cụ quan trọng, Ngữ văn có vai trị rất lớn trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung cho học sinh. Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thì phải xây dựng được mục tiêu đánh giá năng lực người học theo các mức độ của chuẩn và cao hơn để đảm bảo u cầu phân hóa trong q trình dạy học. Khi tiếp cận đánh giá kết quả học tập mơn học Ngữ Văn theo hướng hình thành năng lực trước hết cần đánh giá căn cứ vào mục tiêu môn học, do vậy các năng các năng lực cơ bản cần đánh giá trước hết là năng lực chuyên môn (năng lực học tập môn Ngữ Văn). Từ các năng lực chun mơn mang tính tổng qt (năng lực đọc - hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản) có thể xác định và đánh giá các năng lực chung, vừa

theo các nội dung và mục tiêu dạy học của mơn học, vừa góp phần tạo nên mơ hình năng lực chung của học sinh Trung học cơ sở.

1.4.5. Kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực Thực tế kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh cần căn cứ vào quá trình tổ chức dạy học. Căn cứ vào quá trình tổ chức dạy học có các hình thức đánh giá là: đánh giá thường xuyên (quá trình), đánh giá tổng kết và đánh giá thực.

* Đánh giá thường xuyên (quá trình)

Đánh giá thường xuyên được thực hiện qua quan sát cũng như qua các yêu

cầu được nêu ra để đánh giá hoạt động của cả lớp và của mỗi học sinh diễn ra trong các giờ học. Thông qua giải quyết các vấn đề, các câu hỏi và bài tập đặt ra trong mỗi bài học, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh cách dạy, học sinh kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới. Đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện qua hình thức kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết (thường gọi là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút), việc kiểm tra được tiến hành trong tất cả các thời điểm của tiết học (kiểm tra đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ), trong tất cả các hoạt động của tiến trình học tập (kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, vận dụng kiến thức, củng cố bài học). Trong kiểm tra miệng (vấn đáp) do tính chất là trình bày miệng nên các câu hỏi về kiến thức nêu ra phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn phù hợp với nhận thức của học sinh, có sự phân hóa cho những đối tượng trong lớp. Bên cạnh đó cần có những câu hỏi đặt ra “tình huống có vấn đề” để kích thích óc tư duy và sự phản xạ nhanh chung của học sinh, giúp học sinh bộc lộ được suy nghĩ cá nhân của mình cho dù ý kiến đó sai hay đúng. Việc đánh giá kết quả trả lời của học sinh không phải chỉ phục vụ mục đích cho điểm mà qua đó GV có thể sửa được các lỗi về phát âm, dùng từ, diễn đạt, biểu cảm; luyện được cho học sinh cách giao tiếp ngắn gọn, súc tích; hình thành cho học sinh thái độ tự tin khi bộc lộ những

suy nghĩ, tình cảm cá nhân trước tập thể. Hình thức kiểm tra miệng cịn có thể sử dụng trong các cấp độ đánh giá cao hơn (đánh giá tổng kết) để có thể đo được các năng lực khác của học sinh một cách toàn diện, đặc biệt là kĩ năng nói - một kĩ năng rất cần rèn luyện trong nhà trường để đáp ứng với nhu cầu xã hội hiện đại. Như vậy, kiểm tra thường xuyên cho phép đánh giá khả năng tiếp thu bài học đang diễn ra và những nội dung học tập có liên quan đến bài học, giúp giáo viên nhanh chóng nắm bắt tình hình học tập, trình độ nhận thức của học sinh để có những đánh giá bước đầu về mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh mà có những điều chỉnh cần thiết cho việc giảng dạy tiếp theo. Việc kiểm tra miệng, 15 phút còn rèn cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhạy bén và nhanh gọn, đây cũng là một trong những đòi hỏi của xã hội hiện đại đối với mỗi con người.

* Đánh giá tổng kết

Đánh giá tổng kết thực hiện sau khi học xong một chương, một phần của chương trình hoặc sau một học kì. Việc kiểm tra giúp giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kì hạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm bắt khối lượng kiến thức kĩ năng tương đối hệ thống, củng cố mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục sang những phần học mới. Việc kiểm tra này có thể bao quát một mạch nội dung của môn học hoặc một chủ điểm, một giai đoạn học tập, và có ý nghĩa hỗ trợ rất lớn đến việc triển khai ra các bước tiếp theo của quá trình học tập. Do vậy, khi biên soạn đề kiểm tra, giáo viên cần lưu ý phân tích kĩ nội dung chương trình và sách giáo khoa, xác định những kiến thức và kĩ năng trọng tâm của chương, của mạch nội dung vừa học để xây dựng ma trận và phân bố trọng số điểm hợp lí. Việc kiểm tra định kì địi hỏi học sinh phải ln trau dồi những kiến thức, kĩ năng được học, rèn luyện tư duy hệ thống, năng lực khái quát, đồng thời cung cấp cho giáo viên những thơng tin quan trọng và chính xác về khả năng nhận thức của mỗi đối tượng học sinh để có kế hoạch tiếp theo phù hợp. Hình thức kiểm tra đánh giá tổng kết thường là kiểm tra viết (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách

quan) mỗi hình thức kiểm tra đều có các ưu, nhược điểm riêng song vẫn rất cần kết hợp một cách hợp lí cả hai hình thức trên. Một trong những nội dung rất quan trọng mà môn Ngữ văn hướng tới là năng lực phân tích, bình, cảm thụ văn học một cách tích cực, chủ động mà những năng lực này thường bộc lộ qua việc tạo lập các văn bản. Chính vì vậy việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tự luận để đánh giá khả năng diễn đạt, q trình tư duy của học sinh, khơng nên cho học sinh viết dài mà viết có giới hạn dung lượng, các câu hỏi cần hướng tới khai thác văn bản ở nhiều phương diện để đảm bảo tính tích hợp của chương trình (Văn, tiếng Việt, tập làm văn). Cách đánh giá này sẽ có tác dụng kích thích học sinh học tập tồn diện sẽ tránh được lối học tủ, học vẹt, sao chép bài mẫu.

Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối mỗi năm học, cấp học hoặc sau một giai đoạn học tập quan trọng để chuyển sang một giai đoạn cao hơn, nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình tồn năm, tồn cấp của mơn học, chuẩn bị điều kiện để sắp xếp học sinh vào những chu trình học tập tiếp theo. Bài kiểm tra tổng kết nhằm đánh giá năng lực học tập tổng hợp, khả năng khái quát, hệ thống hóa kiến thức, năng lực trình bày diễn đạt một cách bài bản, rõ ràng, trong sáng. Để đạt được mục đích đánh giá thì địi hỏi đề kiểm tra phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra như: đánh giá năng lực của học sinh một cách toàn diện, khách quan, khoa học phản ánh đầy đủ bản chất và tính chất mơn học và phân hóa được trình độ của học sinh. * Đánh giá thực

Đánh giá thực “là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức kĩ năng thiết yếu”. Trong môn Ngữ văn đánh giá thực được thể hiện trong các năng lực được phát triển ở học sinh. Đó chính là kết quả thực hành các kĩ năng mà học sinh có được từ bài học (qua kiến thức và những vấn đề có tính chất lí thuyết). Những kĩ năng cơ bản của môn Ngữ văn mà học sinh cần đạt được chính là những kĩ năng vận

dụng từ ngữ để tiếp nhận và tạo lập văn bản. Do vậy việc đánh giá thực năng lực học tập môn Ngữ văn là phải thiết kế được một bài thực hành tổng hợp trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa tiếp nhận và tạo lập văn bản. Học sinh sẽ bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế khi giáo viên đưa ra những tình huống giả định sát với thực tiễn, những vấn đề vừa có ý nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và nằm trong pham vi vấn đề mà học sinh quan tâm. Để làm được điều đó giáo viên phải dạy những gì học sinh phải thi để giúp họ thi tốt. Học sinh cần học để thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa thực.

1.5. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 49 - 54)