3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá môn Ngữ Văn theo
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra đánhgiá
giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
* Mục đích:
Giúp giáo viên thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Ngữ văn một cách nghiêm túc khoa học.
Giáo viên thực hiện đúng kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá đã xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, chương trình và thực tiễn tình hình giáo dục của nhà trường.
Ban giám hiệu quản lý hiệu quả việc thực hiện theo kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung cách thức thực hiện
Kế hoạch kiểm tra đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã xây dựng. Tất cả các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên đều được BGH nhà trường chỉ đạo đồng loạt cùng một thời gian cho một khối, coi chéo giáo viên và rọc phách chấm chéo. Học sinh được phân nhóm, đề khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 để đảm bảo tính đối tượng.
Tổ chức tốt việc ôn tập kiến thức cho học sinh trước khi kiểm tra. Tổ chức bắt thăm đề bài trong ngân hàng đề.
Kiểm tra cơ sở vật chất: máy photo, hệ thống điện, lượng thời gian hợp lí để có thể hồn thành chuẩn xác nhiệm vụ sao in đề.
Xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy chế.
Trong quản lí cơng tác thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cần chú trọng trong khâu coi và chấm kiểm tra. Như số liệu phản ánh trong chương 2 của luận văn, công tác coi, chấm kiểm tra luôn được BGH chỉ đạo sát sao, quan tâm và điều chỉnh sau mỗi kì kiểm tra. Tuy nhiên một số hiện tượng như học sinh khơng học bài vẫn quay cóp và trao đổi, một số giáo viên chưa làm hết trách nhiệm của mình trong cơng tác coi và chấm trả bài kiểm tra. Tình trạng giáo viên cịn mắc bệnh thành tích, tự điều chỉnh điểm của học sinh vẫn còn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra đánh giá. Do vậy công tác quản lý coi, chấm kiểm tra cần được thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra định kì
BGH, tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn thường xun kiểm tra đột xuất, kiểm tra sổ đầu bài, sổ điểm cá nhân, kiểm tra sổ điểm điện tử... có khiển trách phê bình với những cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; động viên khuyến khích kịp thời với các cá nhân có ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt.
Đối với bài kiểm tra 15 phút sau ba ngày kiểm tra, giáo viên phải có trách nhiệm nộp bài chấm cho nhóm trưởng kiểm tra, đồng thời nộp cả mẫu thống kê điểm thi. Nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm chấm và kiểm tra lại ít nhất 20 bài của một lớp, nếu không xảy ra trường hợp vi phạm điểm chấm thì ký xác nhận và giao trả bài cho giáo viên trả điểm cho học sinh. Bài kiểm tra 45 phút trở lên chấm chéo giáo viên, vì vậy sau khi nhận bài về, giáo viên dạy Ngữ Văn của lớp đó sẽ chấm lại một số bài để kiểm tra độ chính xác khách quan.
Thứ ba: Kiểm tra việc nhập điểm của giáo viên.
Theo định kỳ BGH kết hợp với tổ chuyên môn kiểm tra số điểm với bài chấm của giáo viên. Đối chiếu sổ điểm điện tử với số điểm cá nhân và sổ điểm lớn để kiểm tra độ chính xác. Tăng cường cơng tác kiểm tra này sẽ giúp việc quản lý điểm kiểm tra của học sinh hết sức chính xác.
- Việc tổ chức tập huấn quy trình kiểm tra đánh giá.
Tập huấn quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đầy đủ các bước nâng cao chất lượng quá trình dạy học. Giáo viên vận dụng quy trình kiểm tra đánh giá trong quá trình đánh giá. Trên cơ sở đó cơng tác quản lý quy trình kiểm tra đánh giá dễ dàng, khoa học.
Thông qua tập huấn quy trình kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh giúp giáo viên liệt kê được các khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá, nguyên tắc loại hình và các bước trong quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tiếp cận các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc kiểm tra đánh giá đối với bậc THCS.
Hình thành những kỹ năng cơ bản trong kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Vận dụng quy trình đánh giá KQHT của học sinh lập hồ sơ, tính điểm tổng hợp ghi nhận xét về kết quả học lực môn Ngữ văn của học sinh.
Đánh giá khách quan, công bằng, đúng mực kết quả học tập của học sinh, theo dõi các hoạt động kiểm tra đánh giá một cách khoa học.
Mơn Ngữ văn có các kì kiểm tra với các mục đích khác nhau và thường sử dụng dưới dạng viết với dung lượng thời gian là 15 phút, 45 phút, 90 phút. Việc xác định mục đích của các kì, các bài kiểm tra là rất quan trọng vì định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kì kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?
Cho học sinh và phụ huynh:
+ Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ không ngừng.
+ Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ (hay thụt lùi) của bản thân.
+ Kiểm tra đánh giá phải giúp học sinh rút được kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học của bản thân.
Cho giáo viên:
+ Theo dõi được sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ. + Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân (phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ kiểm tra đánh giá để có tổ chức lần sau tốt hơn.
Cho nhà quản lý:
+ Giám sát quá trình dạy - hoc của thầy - trị.
+ Có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy trò dạy - học tốt hơn.
Bƣớc 2. Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn hình thức và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá
Môn Ngữ văn là tên gọi tích hợp của 3 phân môn Tiếng Việt, Văn và Tập làm văn. Trong đó phần Tiếng Việt cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ và kiến thức ngữ pháp. Phân môn Văn cung cấp bồi dưỡng và làm giàu vốn hiểu biết về văn học cho các em qua các tác phẩm văn chương. Phân mơn Tập làm
văn giúp cho học sinh có kĩ năng tạo lập văn bản. Như vậy học sinh được rèn 4 kĩ năng Nghe - nói - đọc - viết khi học mơn Ngữ văn.
Môn Ngữ văn với đặc trưng riêng biệt nên việc lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học và đặc trưng của bộ mơn. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt, phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Mơn Ngữ văn có thể kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận . Vì nếu thiên về xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì khó có thể đánh giá được các năng lực khá phức tạp của môn Ngữ văn như Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ ... với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và đặc biệt là tình cảm, thái độ của học sinh khi được học các tác phẩm văn học có nội dung giàu chất nhân văn.
Hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp nhất với Môn Ngữ văn là kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận với tỉ lệ 2/8 (2 điểm trắc nghiệm khách quan và 8 điểm trắc nghiệm tự luận). Phương pháp đánh giá phải có tác dụng khuyến khích tính chủ động, sáng tạo để học sinh thể hiện năng lực của mình và biết điều chỉnh phương pháp học tập.
Cần kiểm chứng mức độ hiệu quả của các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá đã lựa chọn để rút kinh nghiệm hoặc có những thay đổi, điều chỉnh để đạt được mục đích là xác định chính xác kết quả học tập của học sinh.
Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng khuyến khích học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo đồng thời thơng qua kiểm tra đánh giá giúp học sinh thể hiện năng lực của mình.
Như vậy khi lựa chọn áp dụng hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá cần kiểm chứng hiệu quả sau đó rút kinh nghiệm thay đổi nhằm đạt là xác định chính xác kết quả của học sinh.
Bƣớc 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tƣơng ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
1. Liệt kê những nội dung cần đánh giá (cho kỳ kiểm tra tương ứng). Kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của các môn học. Các khối lớp cần thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho các kì kiểm tra phải tổng quát được mục tiêu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Khi xây dựng nội dung kiểm tra cần chú trọng:
- Chương trình học đối với từng khối lớp. - Đối tượng học sinh.
2. Xác định bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó với tỷ lệ giữa các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích của kỳ kiểm tra.
Ví dụ bài kiểm tra 15 phút thường được tiến hành sau 1,2 bài học . Mục đích của bài kiểm tra 15 phút thường là để tạo động lực, khuyến khích học sinh, đồng thời giúp các em tự đánh giá bản thân, rút được kinh nghiệm để những bài học sau có kết quả tốt hơn. Giáo viên qua đó cũng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân. Xác định mục đích như vậy thì tỉ lệ các bậc nhận thức ( tùy theo đối tượng ) sẽ là 6-4-0 ( cho các bậc nhận thức 1,2,3) hoặc 5-5-0 hoặc 4-6-0 cho các lớp có trình độ cao hơn- Cấu trúc đề: 6 + 4 + 0
- Nội dung :
Bảng 3.2. Các bậc nhận thức tương ứng với bài kiểm tra 15 phút Mục tiêu Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 3 2 0 5 Nội dung 2 3 2 0 5 Tổng 6 4 10
Ma trận như trên cho phép quản lí các nội dung cần kiểm tra, bậc nhận thức ứng với các nội dung cần kiểm tra và tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp với mục đích kiểm tra. Lưu ý: Các con số trong ma trận chỉ só mục tiêu ở các bậc tương ứng với các nội dung 1,2. Số câu hỏi có thể trùng với mục tiêu hoặc khơng. Thí dụ 3 mục tiêu bậc 1 của nội dung 1 được 3 điểm, có thể kiểm tra bằng 6 câu trắc nghiệm khách quan mỗi câu 0,5 điểm; 2 mục tiêu bậc 2 của nội dung 1 có thể kiểm tra bằng 1 câu trắc nghiệm tự luận ngắn, được 2 điểm...
Với bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra kiến thức rộng hơn, mang tính tổng kết sau 1 chương, nên để đạt được các mục đích trên tỉ lệ các bậc nhận thức tương ứng với các nội dung cần kiểm tra có thể là 4-4-2 các bậc 1,2,3 hoặc 5-4-1 cho các lớp học sinh có trình độ yếu hơn hoặc 3-5-2 cho các lớp học sinh khá hơn. Số mục tiêu bậc 2 nhiều hơn và cần có 1- 2 mục tiêu bậc 3 để phân hóa học sinh.
Bảng 3.3. Các bậc nhận thức tương ứng với bài kiểm tra 45 phút Mục tiêu Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 0 0 2 Nội dung 3 0 1 1 2 Nội dung 4 1 2 0 3 Tổng 4 4 2 10
Từ ma trận nội dung - mục tiêu có thể quy định số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu.
Bảng 3.4. Câu hỏi ứng với mục tiêu và điểm cho mỗi câu hỏi
Nội dung MT Câu hỏi Điểm MT Câu hỏi Điểm MT Câu hỏi Điểm Nội dung 1 1 2 0.5 1 1 1 1 1 1 Nội dung 2 2 4 0.5 0 0 0 0 0 0 Nội dung 3 0 0 1 1 1 1 1 1 Nội dung 4 1 2 0.5 2 2 1 0 0 0 Tổng 4 8 4 4 4 4 2 2 2
Bƣớc 4. Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.
Các mục tiêu bậc 1 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khắc quan (nhiều lựa chọn, ghép đôi), mỗi câu 21 điểm (hoặc 0.25 điểm). Những câu hỏi ứng với các mục tiêu bậc 1 nhằm gợi ý để học sinh làm được các câu khó hơn, và cũng nhằm động viên, khuyến khích các học sinh có trình độ nhận thức yếu.
Các mục tiêu bậc 2 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm tự luận ngắn (câu trả lời không quá 50 từ).
Các mục tiêu bậc 3 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng tự luận tự do (hạn chế độ dài không quá 300 từ)
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh giáo viên cần chú ý thay đổi cách ra đề tự luận. Các đề tự luận truyền thống vẫn được khẳng định và có những gợi mở trong việc xây dựng đề và đáp án chấm bài văn có tính chất mở, khơng trói buộc sự sáng tạo của học sinh. Phạm vi kiểm tra cũng là vấn đề cần chú ý không nhất thiết phải là kiến thức trong chương trình mà có thể mở rộng đến những vùng kiến thức, kĩ năng khác tương tự và gần gũi với học sinh. Đặc biệt với kiểu bài nghị luận cần hướng tới những dạng văn gắn với cuộc sống gần gũi , ích dụng với cuộc sống thực tiễn.
Các mục tiêu bậc 1 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khắc quan (nhiều lựa chọn, ghép đôi), mỗi câu 21 điểm (hoặc 0.25 điểm). Những câu hỏi ứng với các mục tiêu bậc 1 nhằm gợi ý để học sinh làm được các câu khó hơn, và cũng nhằm động viên, khuyến khích các học sinh có trình độ nhận thức yếu.
Các mục tiêu bậc 2 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm tự luận ngắn (câu trả lời không quá 20 từ).
Các mục tiêu bậc 3 có thể viết câu hỏi kiểm tra dưới dạng tự luận tự do (hạn chế độ dài không quá 50 - 70 từ đối với các môn khoa học xã hội)
Người phụ trách có thể phân cơng giáo viên viết câu hỏi theo bậc mục tiêu chứ không viết tất cả các nội dung kiểm tra (nhằm hạn chế việc lộ đề và mỗi người chỉ biết một phần nhỏ của đề).
Bƣớc 5. Tổ chức tổ hợp thành đề kiểm tra
Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương ứng, phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức và được phê duyệt của Hiệu trưởng
Bƣớc 6. Phân tích đề
Trước khi in ấn, người phụ trách cần kiểm tra, phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là học sinh. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai sót có thể và độ dài của bài kiểm tra (thông thường, giáo viên cần 2/5 đến 1/2 thời gian so với thời lượng làm bài của học sinh là phù hợp).
Bƣớc 7. In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.
Sau khi đề kiểm tra được thẩm định và đánh giá Phó hiệu trưởng là người trực tiếp in sao đề theo số lượng và đóng gói theo sĩ số học sinh của từng khối lớp. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá.
Bƣớc 8. Chấm bài
Nhà trường tổ chức chấm chung theo từng tổ khối. Với loại bài kiểm tra được tiến hành theo các trình bày ở trên, bài kiểm tra dễ chấm và dễ cho điểm chính xác bởi vì ngay sau khi làm xong, học sinh cũng có thể tự đánh giá mức