Những nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)

Từ góc độ quản lý chung, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá bao gồm 3 mảng lớn liên quan mật thiết đến nhau, đó là: chính sách về kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lý nguồn nhân lực kiểm tra đánh giá.

Được thực hiện bằng các hoạt động quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra - tự kiểm tra, đánh giá - tự đánh giá, chỉ đạo - tự chỉ đạo. Đối tượng của những hoạt động này không phải nội dung học vấn, mà là kết quả học tập và rèn luyện, thời gian, tiến độ học tập, hành vi học tập, nhu cầu và thái độ học tập, phong cách, cường độ và nhịp độ học tập, các nguồn lực học tập như học liệu, phương tiện, dụng cụ, thiết bị, môi trường học tập. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đó là:

1. Tổ chức cho giáo viên xác định năng lực và các mục tiêu nhận thức tương ứng làm cơ sở cho dạy học nói chung và cho kiểm tra đánh giá.

Thơng thường, đầu năm học Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn cùng các nhóm trưởng chun mơn căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, khối, lớp cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đánh giá của môn học đồng

thời xác định các mức độ năng lực của người học. Ngồi ra có thể tham khảo cán bộ quản lý của các đơn vị giáo dục khác. Trên cơ sở mục tiêu và mức độ năng lực đã xác định của môn học sẽ yêu cầu giáo viên giảng dạy xây dựng mục tiêu cụ thể và xác định các phương diện năng lực mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học.

2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá.

Kế hoạch kiểm tra đánh giá được thực hiện ở các trường Trung học cơ sở chính là hệ thống các mẫu biểu, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra.

3. Tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG trong quá trình dạy học.

Các phương pháp KTĐG phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học mà cịn là mục tiêu của cả chương trình đào tạo cho nên phải do người quản lí quyết định. Việc lựa chọn chính xác phương pháp và hình thức kiểm tra sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao chất lượng. Các hình thức kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở đang thực hiện là:

- Kiểm tra thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải thông báo trước và đây là những bài kiểm tra được tính điểm hệ số. Với hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm và tự luận ngắn hoặc có thể là một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Kiểm tra định kì: Gồm kiểm tra 45 phút, 90 phút được tiến hành vào cuối một giai đoạn, thời gian đã định trước có tính chất thống nhất cho tất cả học sinh cùng một chương trình học tập. Bài kiểm tra định kì được tính hệ số 2 khi tính điểm trung bình mơn học. Kiểm tra định kì thường là kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

- Kiểm tra học kì (tổng kết) được thực hiện khi học sinh học hết một học kì, được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kĩ năng của học sinh sau khi học xong một kì . Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất tổng hợp năng lực của học sinh. Đề bài kết hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận, các câu hỏi, bài tập tập trung vào nhiều phần kiến thức khác nhau trong các nội dung đã

học tập. Điểm kiểm tra học kì được nhân hệ số 3 khi tính điểm trung bình mơn học.

4. Tổ chức để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để theo dõi và thúc đẩy, hỗ trợ sự tiến bộ của học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra vào việc điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, cũng như điều chỉnh mục tiêu dạy học và giáo dục.

5. Thu thập và xử lí thơng tin phản hồi từ học sinh

Thu thập kịp thời chính xác những thơng tin về mức độ đã hoặc chưa đạt được trên các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh mục tiêu và chuẩn môn Ngữ văn. Xác định khách quan, chính xác mức độ năng lực học tập môn Ngữ văn của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo mục tiêu mơn học và mặt bằng chất lượng chung của học sinh .Tìm đúng nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Ngữ văn trên cả hai phương diện tiêu cực và tích cực.Đưa ra những quyết định đúng vào các giai đoạn để điều chỉnh hoạt động dạy và học có được kết quả tốt nhất. Nhận định và thông báo kết quả, thành tích học tập mơn Ngữ văn của học sinh tới mọi người để giúp học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà quản lí ... biết kết quả học tập mơn học của học sinh, xác định định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch bổ trợ, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)