1.5.1. Những hạn chế, bất cập của CTGDPT hiện hành
Đối chiếu với yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới CTGDPT; và các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khố XI về đổi mới căn bản, tồn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, và Nghị quyết số 88/2014/QH13 thì CTGDPT hiện hành có những hạn chế, bất cập cơ bản sau đây:
- Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.
- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học , chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo
tính hiện đại, cơ bản, cịn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với HS.
- Nhìn chung, CT cịn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu GD đạo đức, lối sống.
- Hình thức tổ chức GD chủ yếu là DH trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các HĐ XH, HĐ trải nghiệm. Phương pháp GD và đánh giá chất lượng GD nhìn chung cịn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của HS.
- Trong thiết kế CT, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu của hai giai đoạn (giai đoạn GD cơ bản và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp); chưa bảo đảm tốt tính liên thơng trong từng mơn học và giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học; còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD; chưa đáp ứng tốt yêu cầu GD của các vùng khó khăn; việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và hồn thiện CT cịn thiếu tính hệ thống.
Từ những hạn chế, bất cập trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới GD nói chung, trong đó có đổi mới CT GDPT, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã xác định: “Đổi mới nội dung GDPT theo
hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. Đây chính là yêu
cầu khái quát về đổi mới nội dung GDPT.
1.5.2. Khái quát về CTGDPT mới:
Đánh giá tính ưu việt của CTGDPT mới trên một số điểm cơ bản như sau:
Theo dự thảo CTGDPT tổng thể của Bộ GD-ĐT, thay vì HS phải học 13 mơn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm chỉ còn 7 – 8 mơn đối với THCS và cịn 4 môn đối với THPT. Các môn học ở cả 3 cấp học được chia
thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn.
Hệ thống các môn học được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực GD, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất giữa các lớp học trước và sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; tương thích với các mơn học của nhiều nước trên thế giới.
Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành;
Ở cấp THPT, để hài hồ giữa học phân hoá định hướng nghề nghiệp với học tồn diện, mơn KHXH cùng với các mơn Vật lý, Hố học, Sinh học sẽ dành cho HS định hướng khoa học tự nhiên, môn KHTN cùng với các môn Lịch sử, Địa lý sẽ dành cho các HS định hướng KHXH; đồng thời HS còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân.
CTGD PT có các điểm mới sau:
- Có riêng một “Chương trình GDPT tổng thể”, giống như một kế hoạch chung của cả 3 cấp học. Đó là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ CTGDPT, trong đó quy định những vấn đề chung của GDPT.
Chương trình tổng thể sẽ gợi ý cho các chương trình bộ mơn, bảo đảm sự
hài hịa, thống nhất trong từng mơn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác…
- CTGDPT mới chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực người học.
Đó là chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến thức.
Chương trình mới, mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn. Theo đó, CTGD cấp THPT nhằm giúp HS hình thành phẩm chất và năng lực của người LĐ, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp THCS; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên học nghề hoặc bước vào cuộc sống LĐ.
- Coi trọng trải nghiệm sáng tạo.
Chương trình mới sẽ chú trọng hơn việc rèn luyện cho HS năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm…Về mặt thiết kế chương trình, ngồi những mơn học tiếp tục được phát huy, cịn có u cầu tăng cường HĐ xã hội của HS. Đó là HĐ trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức HĐ, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực hiện.
- Giúp HS hứng thú hơn với học tập.
Với chương trình mới, hình thức, PPDH, KT/ĐG phong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện PP tự học.
Đánh giá HS không chỉ dựa trên kiến thức HS lĩnh hội được, mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào. Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp HS thích học, có hứng thú hơn với học tập. Theo đó cần đổi mới KT/ĐG theo hướng “đánh giá vì sự tiến bộ của HS”.