Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 102)

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Sau khi tiến hành nghiên cứu lý luận chung về vấn đề QL, QLGD, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng về GD phổ thông ở trường THPT Thanh Nưa. Qua khảo sát thực trạng HS, đội ngũ GV ở trường THPT Thanh Nưa, thực trạng công tác QLHĐ tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa, chúng tôi thấy công tác QLHĐ tổ CM trường THPT Thanh Nưa có thể tiến hành bằng 8 biện pháp cơ bản sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBGV về tầm quan trọng và tác

dụng thiết thực của HĐ Tổ CM

. - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch QL Tổ CM và chỉ đạo việc xây dựng kế

hoạch HĐ của các Tổ CM; kế hoạch DH (KH cá nhân) của GV.

- Biện pháp 3: Quản lý đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ CM . - Biện pháp 4: Kiểm tra các HĐ chuyên đề của Tổ CM

- Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra nội bộ (Kiểm tra HĐ SP nhà giáo) - Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình GD PT (Kiểm tra việc ĐMPPDH và KT-ĐG HS)

- Biện pháp 7: QL việc sử dụng thiết bị DH của GV.

- Biện pháp 8: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV.

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên chúng tôi đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến và đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 3 đồng chí là HT, phó HT, 08 đồng chí là tổ trưởng, tổ phó của 4 tổ CM trong nhà trường.

Các mức độ và tính điểm như sau:

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Tính điểm

Rất cấp thiết Rất khả thi 3

Cấp thiết Khả thi 2

Sau đó chúng tơi lập bảng thống kê và tính điểm trung bình cho các biện pháp đã khảo sát, xếp thứ bậc và kết luận.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.

Bảng 3.1. Tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp QL HĐ của Tổ CM

Stt Các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi

X Thứ

bậc X Thứ

bậc

1 Nâng cao nhận thức cho

cán bộ, GV 31 2.82 1 30 2.73 1

2 QL việc xây dựng kế

hoạch HĐ của Tổ CM 30 2.73 2 29 2.64 2 3 QL ĐM sinh hoạt Tổ CM 29 2.64 3 27 2.45 4

4 Kiểm tra các HĐ chuyên

đề của Tổ CM 24 2.18 7 26 2.36 5

5 Kiểm tra nội bộ

HĐSPNG 26 2.36 5 24 2.18 6

6

Kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT (ĐMPPDH/KTĐG) 28 2.55 4 28 2.55 3 7 QL việc sử dụng thiết bị DH của GV 25 2.27 6 23 2.09 7 8

Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV

23 2.09 8 22 2.0 8

Tổng X 2.46 2.38

Từ bảng thống kê cho thấy:

*Về mức độ cấp thiết: Các ý kiến đánh giá tính cấp thiết của 8 biện pháp QLHĐ

tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa là tương đối cao, thể hiện ở điểm bình quân X = 2.46 so với điểm trung bình cao nhất X max = 3 có 8/8 biện pháp là có

X = ≥ 2 (chiếm tỷ lệ 100%).

+ Có 4 biện pháp có X ≥ 2,5 đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV X = 2,82 Biện pháp 2: QL việc xây dựng kế hoạch HĐ Tổ CM X = 2.73. Biện pháp 3: QL đổi mới sinh hoạt tổ CM X = 2,64.

Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện chương GDPT X = 2.55.

+ Mức độ cấp thiết được đánh giá có sự chênh lệch tương đối cao giữa các biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV có X = 2,82 xếp thứ 1. Biện pháp 8: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV có X = 2,09 xếp thứ 8.

* Về tính khả thi: Cả 8 biện pháp QL đều có tính khả thi tương đối cao thể hiện

ở điểm bình quân của các biện pháp X = 2,38 so với điểm trung bình cao nhất

X max = 3 có 8/8 biện pháp là có X 2(chiếm tỷ lệ 100%). + Có 3 biện pháp có X ≥ 2,5 đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV X = 2,73 Biện pháp 2: QL việc xây dựng kế hoạch HĐ Tổ CM X =2,64. Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện CTGDPT X = 2,55 + Tính khả thi được đánh giá không đồng đều giữa các biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV có X = 2,73 xếp thứ 1. Biện pháp 8: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV có

X = 2,0 xếp thứ 8

Để xác định sự tương quan giữa tính cấp thiết và và tính khả thi của các biện pháp QLHĐ Tổ CM chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spiecman: r = 1 - 2 2 6 ( 1) D N N  = 1 - 6 8 8 63 x x = 0.9

Hệ số tương quan r = 0.9 cho phép kết luận: giữa tính cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp QLHĐ tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa là tương quan thuận và chặt chẽ, chứng tỏ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL phù hợp nhau.

Ví dụ:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV có mức độ cấp thiết X = 2,82 xếp thứ 1 thì mức độ khả thi có X = 2,73 xếp thứ 1

Biện pháp 2: QL việc xây dựng kế hoạch HĐ Tổ CM mức độ cấp thiết có X = 2,73 xếp thứ 2 thì mức độ khả thi có X = 2,64 xếp thứ 2.

Đây là 2 biện pháp được nhận thức cao ở cả mức độ cấp thiết và tính khả thi. Vì vậy HT ngay từ đầu năm học phải QL tốt việc xây dựng KH HĐ của Tổ CM, KH DH của GV, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện CTGDPT của GV trong năm học.

Biện pháp 8: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV mức độ cấp thiết có X = 2,08 xếp thứ 8 thì mức độ khả thi có X = 2,0 xếp thứ 8. Đây là biện pháp được đánh giá thấp ở cả mức độ nhận thức và tính khả thi. Thực tế trong HĐ CM hàng ngày cho thấy biện pháp này có tác dụng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ cho GV, qua quá trình học hỏi, trao đổi kinh nghiệm làm cho các cá nhân trong tổ liên hệ mật thiết và gần gũi với nhau hơn. Trong thời đại ngày nay trước sự đòi hỏi của nền văn minh tri thức bắt buộc con người cần phải tự học, tự bồi dưỡng, học liên tục, học suốt đời để nâng cao tri thức, CM nghiệp vụ là việc làm tất yếu và cần thiết đối với mỗi GV; Vì vậy, HT nhà trường cần chú trọng hơn nữa tới biện pháp này, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng những yêu càu đổi mới GD hiện nay;

Thông qua việc tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về các biện pháp đề xuất cho thấy cả 8 biện pháp đề xuất đều cần thiết và khả thi cho việc QLHĐ Tổ CM trong nhà trường. Căn cứ vào kết quả khảo sát, cả 8 biện pháp nêu trên đều có thể áp dụng được vào quá trình QLHĐ Tổ CM của trường THPT Thanh Nưa và các trường THPT nói chung trong bối cảnh đổi mới Giáo dục hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

1. Để đề xuất các biện pháp QLHĐCM của hiệu trưởng, chúng tôi thấy cần tuân các nguyên tắc sau:

- Phải căn cứ vào chiến lược phát triển GD của Đảng và Nhà nước. - Phải căn cứ vào các quy chế của Bộ GD và ĐT

- Phải căn cứ vào chiến lược phát triển văn hóa XH của Đảng bộ Tỉnh Điện Biên.

- Phải phù hợp tình hình thực tế địa phương.

2. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như việc tuân theo các nguyên tắc chung, chúng tôi đề xuất 8 biện pháp đồng bộ để QL Tổ CM của hiệu trưởng, đó là:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về tầm quan trọng và tác dụng thiết

thực của HĐ Tổ CM

- Xây dựng kế hoạch QL Tổ CM và chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐ của các Tổ CM; kế hoạch DH (KH cá nhân) của GV.

- Đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ CM - Kiểm tra các HĐ chuyên đề của Tổ CM

- Kiểm tra nội bộ HĐ sư phạm Nhà giáo

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT (ĐMPPDH/KTĐG)

- QL việc sử dụng thiết bị DH của GV.

- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên và NCKH của GV.

3. Đề khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên chúng tôi đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến 03 đồng chí là Hiệu trưởng, phó HT, 08 đồng chí là Tổ trưởng, Tổ phó của Trường THPT Thanh Nưa; Mức độ cấp thiết đề ra 3 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.

Kết quả xử lý cho thấy hệ số tương quan thứ bậc Spiecman: r = 0,9 cho phép khẳng định các biện pháp QLHĐ Tổ CM của HT có tính cấp thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Kết quả nghiên cứu lý thuyết cho thấy hiệu trưởng cần nắm vững các nguyên tắc chung, các nội dung cơ bản trong quản lý, cần đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế của nhà trường.

2. Qua khảo sát thực trạng QLHĐ Tổ CM của hiệu trưởng THPT Thanh Nưa cho thấy HT đã có nhận thức đúng về vai trị của mình trong việc QLHĐ Tổ CM và trong thực tế công tác QL đã đi vào nề nếp và đạt được những thành công nhất định; tuy nhiên trong thực tế công tác QL Tổ CM của HT THPT Thanh Nưa vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng HĐ Tổ CM chưa cao;

Từ những cơ sở lí luận, gắn với thực tiễn yêu cầu đổi mới GD hiện nay, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần nghiên cứu khảo nghiệm thực trạng QLHĐ Tổ CM thực hiện CTGDPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay như thế nào? từ đó đề xuất các biện pháp QLHĐ Tổ CM phù hợp, mang tính khả thi, đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản tồn diện GD- ĐT;

Vì vậy chúng tôi đề xuất: tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp QLHĐ Tổ CM:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về tầm quan trọng và

tác dụng thiết thực của HĐ Tổ CM

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch QL Tổ CM và chỉ đạo việc xây dựng kế

hoạch HĐ của các Tổ CM; kế hoạch DH (KH cá nhân) của GV.

- Biện pháp 3: Đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ CM - Biện pháp 4: Kiểm tra các HĐ chuyên đề của Tổ CM - Biện pháp 5: Kiểm tra nội bộ HĐ sư phạm Nhà giáo

- Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT (ĐMPPDH/KTĐG)

- Biện pháp 7: QL việc sử dụng thiết bị DH của GV.

- Biện pháp 8: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên và NCKH của

GV.

thiết cũng như tính khả thi của 8 biện pháp nói trên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD và Đào tạo

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho HT các trường THPT.

- Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ Tổ trưởng CM để nâng cao trình độ nghiệp vụ QLGD, đảm bảo CBQL thực hiện đúng các khâu trong quy trình QL, làm việc có cơ sở khoa học, khắc phục tình trạng QL theo “chủ nghĩa kinh nghiệm”.

2.2. Đối với Sở GD và Đào tạo tỉnh Điện Biên

- Chú trọng công tác bồi dưỡng GV, xây dựng đội ngũ GV cốt cán ở các mơn ổn định để làm nịng cốt trong các nhà trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với trường học để kịp thời uốn nắn những sai sót, trao đổi và rút kinh nghiệm với GV trong các trường THPT.

- Tham mưu với Tỉnh đầu tư nguồn ngân sách mở các lớp tập huấn nghiệp vụ QL cho CBGV. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV tham gia các lớp đào tạo về QLGD.

2.3. Đối với các trường THPT

- HT các trường cần phân cấp rõ ràng trong QL HĐ Tổ CM, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của HT, Tổ trưởng, GV, tránh tình trạng chỉ đạo chồng chéo; thiếu tính chủ động; HT cần tích cực “ứng dụng thuyết QL hành vi” trong

công tác QL HĐ Tổ CM, nhằm trao quyền tự chủ sáng tạo cho các Tổ trưởng

CM

- Xây dựng đội ngũ Tổ trưởng CM có tầm chiến lược, có năng lực QL, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

- Yêu cầu đối với cán bộ QL trường THPT cần tập trung một số nhiệm vụ cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản toàn diện GD:

+ Tăng cường đổi mới QL việc thực hiện chương trình & kế hoạch GD; củng cố kỉ cương, nề nếp trong DH, KT/ĐG bảo đảm khách quan, chính xác,

công bằng.

+ Chú trọng QL, phối hợp HĐ của Ban đại diện cha mẹ HS, tăng cường QL chặt chẽ dạy thêm -học thêm.

- Chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Tăng cường ứng dụng CNTT trong QL và DH; tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong HĐ GD của GV, QL kết quả học tập và rèn luyện của HS, sắp xếp TKB, QL thư viện, thực hiện QL và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong GDPT…

Tăng cường ứng dụng CNTT trong QL. Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng, video, website, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng GV,…Triển khai “Trường học kết nối” tại website http://truonghocketnoi.edu.vn.

2.4. Đối với các Tổ CM

- Chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch HĐ của Tổ CM. - Thường xuyên tham mưu cho BGH nhà trường trong các HĐ CM.

- Rà soát, tinh giảm CTGDPT hiện hành trên cơ sở biên soạn Chương trình nhà trường phù hợp với đối tượng HS

- Xây dựng và tổ chức các HĐ chuyên đề. - Đổi mới ND sinh hoạt Tổ CM

2.5. Đối với đội ngũ GV:

Để đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản toàn diện GD, GV trong các nhà trường THPT cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về CM:

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hố các hình thức học tập, chú trọng các HĐ trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH.

- Đổi mới hình thức, phương pháp thi KT/ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp kết quả đánh giá trong học tập với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của GV với tự đánh giá, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và XH.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng về CM nghiệp vụ, nội dung kiến thức và phương pháp DH; GV tự bồi dưỡng năng lực CM, kĩ năng xây dựng và thực hiện KHGD theo định hướng phát triển năng lực HS, năng lực đổi mới PPDH, KT-ĐG, tổ chức các HĐ trải nghiệm sáng tạo cho HS, nhằm đáp ứng các yêu cầu về Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban khoa giáo trung ƣơng (2002), giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.

2. Đặng Quốc Bảo (2002), Tổ chức và quản lý: Từ một cách tiếp cận, Tài liệu

giảng dạy các lớp cao học Quản lýG

3. Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển Giáo dục 2010 – 2020

4. Nguyễn Bá Dƣơng (2009), Tài liệu tập huấn: Những vấn đề cơ bản của khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)