Mức độ tác dụng của các biện pháp QLHĐ Tổ CM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 69 - 103)

ST T

Các biện pháp Chung

X Thứ bậc

1 QL việc xây dựng kế hoạch HĐ của Tổ

CM. 123 2.86 2

2 QL việc thực hiện nề nếp CM của Tổ CM. 121 2.81 3 3 QL nội dung sinh hoạt của Tổ CM 118 2.74 4 4 Kiểm tra định kỳ hồ sơ CM của GV 125 2.91 1

5 Kiểm tra thường xuyên việc

ĐMPPDH/KTĐG của GV 115 2.67 5

6 Kiểm tra đột xuất các HĐGD khác của Tổ

CM 111 2.58 6

7 Kiểm tra thường xuyên sổ đầu bài và lịch

báo giảng của GV. 108 2.51 7

8 QL việc sử dụng thiết bị DH của GV. 105 2.44 8 9 Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng DH của GV. 102 2.37 10 10 Chỉ đạo công tác bồi dưỡng TX của GV. 104 2.42 9

Tổng X 2.63

Từ bảng trên cho thấy:

Các biện pháp QL được cán bộ QL và GV đánh giá mức độ tác dụng khá cao với điểm trung bình chung X =2.63 so với điểm trung bình cao nhất là

X max = 3. Điểm trung bình chung của các biện pháp dao động trong khoảng 2.37 đến 2.91, trong đó có 7/10 biện pháp có X > 2.5.

Biện pháp 4 (kiểm tra định kỳ hồ sơ CM của GV) được đánh giá có mức độ tác dụng cao nhất với X = 2.91. Nhóm các biện pháp 1,2,3,4,5,6,7 được đánh giá là rất cần thiết trong quá trình QLHĐ Tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa

Biện pháp 9 (Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng DH GV) được đánh giá ít có tác dụng nhất với X = 2.37 xếp thứ 10. Nhóm các biện pháp 8,9,10 được đánh giá

ít có tác dụng trong quá trình QLHĐ Tổ CM của hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa.

Trong 10 biện pháp đưa ra, đánh giá của CBQL và GV đều có X > 2. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra đều có tác dụng trong việc QLHĐ Tổ C M của HT trường THPT Thanh Nưa.

So sánh với mức độ cần thiết để làm rõ mức độ tác dụng của các biện pháp đưa ra cho thấy những biện pháp được nhận thức có mức độ cần thiết cao, khi vận dụng thực hiện vào thực tiễn cũng có mức độ tác dụng tốt. Để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ tác dụng 10 biện pháp trên ta sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spiecman: R = 1 -   2 2 6 1 D N N   = 1 - 6 10 10 99 X X = 0.94

Hệ số tương quan r = 0.94 cho thấy nhận thức về mức độ cần thiết và thực trạng mức độ tác dụng khi thực hiện các biện pháp QL trên trong nhà trường là rất chặt chẽ và phù hợp nhau. Có nghĩa là những biện pháp được nhận thức là cần thiết ở mức độ nào thì cũng có tác dụng ở mức độ đó.

Ví dụ: Biện pháp 4 (KT định kỳ hồ sơ CM của GV) có mức độ nhận thức tính cần thiết xếp thứ 1 thì mức độ tác dụng cũng được đánh giá xếp thứ 1; Biện pháp 5 (KT t h ư ờ n g x u y ê n v i ệ c Đ M P P D H / K T Đ G c ủ a G V ) )

2.5. Đánh giá chung về QLHĐ của Tổ CM thực hiện CTGDPT ở trƣờng THPT Thanh Nƣa trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay

2.5.1. Tình hình thực trạng QL Tổ CM ở nhà trường THPT Tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, các trường THPT ở tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức QL nâng cao chất lượng các HĐ DH và đặc biệt là QLHĐ

Tổ CM góp phần đưa công tác QLNT từng bước đi vào ổn định, đáp ứng xu thế

phát triển GD chung của cả nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển GD, việc QLHĐ Tổ CM ở các trường THPT tỉnh Điện Biên nói chung và ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập ngay trong từng khâu thực hiện chức năng QL: Kế hoạch – tổ chức – chỉ đạo –

kiểm tra…, cũng như vai trò chủ thể QL của người HT nhà trường.

* Đánh giá thuận lợi:

- Hiệu trưởng được đào tạo bài bản về nghiệp vụ QLGD; được tổ chức tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ QL GD theo các chương trình dự án của Bộ GD&ĐT (dự án SREM…).

- Tổ trưởng CM được bổ nhiệm đều là những GV có kinh nghiệm giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong công tác QL, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng việc.

- Trong quá trình QL và chỉ đạo HĐ Tổ CM, việc xây dựng kế hoạch QL của HT và kế hoạch HĐ của Tổ CM luôn bám sát mục tiêu đào tạo của Đảng, nhà nước, của ngành và địa phương.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trang bị tương đối đầy đủ và được các trường khai thác phục vụ tương đối cho các HĐ CM.

- Việc ĐMPP DH được chỉ đạo và thực hiện đồng bộ với việc đổi mới chương trình, nội dung, thiết bị DH.

- Đội ngũ GV đã được trẻ hố, chuẩn hóa, có lịng u nghề, có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng CM nghiệp vụ sư phạm. Về cơ bản các Tổ trưởng CM và GV trong Tổ CM đã phát huy được tính tự giác, trách nhiệm, nên chất lượng GD, DH đã được nâng lên.

* Đánh giá khó khăn:

- Đội ngũ GV chưa cân đối về số lượng, chưa đồng đều về năng lực CM. GV đa số còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và GD HS.

- Một số GV ý thức chưa tích cực đổi mới PPDH hoặc đổi mới PPDH cịn mang tính hình thức.

- Cán bộ QL cấp tổ (Tổ trưởng CM) chưa được đào tạo bài bản, hầu như chưa được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng về CM nghiệp vụ QL, chưa chủ động, sáng tạo trong công tác QL.

- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ QLHĐ Tổ CM ít, tài liệu tham khảo về HĐ Tổ CM hầu như khơng có. Vì vậy, nội dung và hình thức HĐ Tổ CM đơi khi cịn nghèo nàn, mang tính hình thức.

2.5.2. Đánh giá tình hình thực trạng QLHĐ Tổ CM của hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa THPT Thanh Nưa

Thực trạng giải pháp đã được áp dụng ở trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong QLHĐ Tổ CM là: vai trò chủ thể QL của người HT vẫn chủ yếu “nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm”- chưa làm tốt từ khâu xây dựng Kế hoạch QL- chỉ đạo Tổ CM; Triển khai các biện pháp QL chủ yếu là biện pháp QL Hành chính; Theo LLQL thì QL theo “thuyết Bàn giấy”

(QL Hành chính) có hạn chế lớn là thiên về “định lượng” mà kém phần “định

tính”; QLHĐ của Tổ CM chỉ dừng lại ở việc QL Hồ sơ CM của GV, Hồ sơ

QLNT (sổ điểm, sổ đầu bài…); dự giờ - kiểm tra/ đánh giá GV một vài tiết/ năm…; Như vậy thực chất là chưa “trao quyền tự chủ” cho các Tổ trưởng CM, vẫn “gò ép” họ theo một số văn bản kế hoạch – báo cáo, mang tính hình thức; hay dự giờ GV cịn nặng về “bệnh thành tích”, chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy phát triển! Như vậy có thể nói thực trạng giải pháp QLHĐ Tổ CM ở trườngTHPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên nhìn chung chưa thích ứng được với sự thay đổi của XH và yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay;

2.5.3. Nguyên nhân và bài học thực tiễn

Thanh Nưa, huyện Điện Biên, cho thấy cơng tác QLCM nói chung, cơng tác QLHĐ Tổ CM nói riêng của HT tương đối bài bản, khoa học và có tác dụng nhất định. Nguyên nhân của những thành công là HT đã nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chính sách GD của Đảng. HT đã nghiên cứu và bám sát nội dung QLHĐ Tổ CM theo Điều lệ trường phổ thông và các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp HT áp dụng vào thực tế cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Tuy nhiên, công tác QLHĐ Tổ CM của HT cũng có những hạn chế nhất định như phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ. Nguyên nhân của những hạn chế đó là HT chưa thật coi trọng việc QL chỉ đạo các HĐ Tổ CM, chưa chỉ đạo một cách đều tay như các HĐ khác, đôi khi lồng ghép việc QL chỉ đạo các HĐGD chung của Nhà trường với HĐ Tổ CM. Công tác kiểm tra đột xuất các HĐGD khác của Tổ CM chưa thường xuyên, dẫn đến sinh hoạt Tổ CM cịn mang tính hình thức chưa có chiều sâu. Việc cập nhật các vấn đề đổi mới GD, đổi mới CTGDPT của HT chưa đầy đủ, kịp thời, dẫn đến chưa có những biện pháp chỉ đạo HĐ Tổ CM phù hợp, có hiệu quả; đặc biệt là cơng tác chỉ đạo HĐ Bồi dưỡng thường xuyên GV của các Tổ CM chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến chất lượng HĐ Tổ CM tiếp cận đổi mới CTGDPT còn hạn chế;

Với những đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp QL HĐ Tổ CM, vấn đề đặt ra cho công tác QL HĐ Tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa là cần tăng cường ứng dụng các biện pháp QL HĐ Tổ CM để khắc phục những hạn chế như trên.

Kết luận Chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng QLHĐ Tổ CM của HT trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, vấn đề nổi bật là hầu hết CB QL và GV đều nhận thức đúng đắn và sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của HĐ Tổ CM, tầm quan trọng của công tác QL, các biện pháp QLHĐ Tổ CM của HT. Từ đó định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học và có tính khả thi.

Công tác QLHĐ Tổ CM trong nhà trường đã được HT quan tâm và triển khai tương đối có hiệu quả. HT có kế hoạch QLHĐ Tổ CM ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo tương đối cụ thể, sát thực về nội dung, hình thức các HĐ của các Tổ CM; song KH cịn hạn chế về tính chiến lược phát triển đội ngũ.

Trong quá trình QLHĐ Tổ CM, HT đã quan tâm khâu kiểm tra để nâng cao chất lượng các HĐ CM; chỉ đạo các HĐ của Tổ CM bám sát các văn bản chỉ đạo của Ngành; Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ năm học, đã chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức các HĐ CM đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và đơn vị;

HT đã áp dụng các biện pháp QLHĐ Tổ CM vào quá trình QL bước đầu đem lại hiệu quả, cơ bản giúp nhà trường thực hiện đạt được mục tiêu GD đã đề ra. Tuy nhiên chất lượng HĐ Tổ CM chưa cao, hình thức HĐ chưa sáng tạo; KH chỉ đạo HĐ Tổ CM chưa tiếp cận được những vấn đề về đổi mới GD nói chung, ĐM QL nói riêng, trong đó có QL Tổ CM.

Tóm lại, HĐ Tổ CM của trường THPT Thanh Nưa đã được tổ chức theo kế hoạch, bước đầu khẳng định các biện pháp QL của HT có hiệu quả và tương đối phù hợp. Với điều kiện địa bàn miền núi cịn nhiều khó khăn, cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để QL tốt và nâng cao chất lượng HĐ Tổ CM, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục hiện nay.

CHƢƠNG 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUN MƠN THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THANH NƢA, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đổi mới Quản lý giáo dục

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và giải pháp phát triển Giáo dục- đào tạo đến năm 2020;

Theo kết luận 242-TB/TƯ ngày 15 tháng 4 năm 2009 về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Bộ chính trị đã đề ra phương hướng phát triển GD đào tạo đến năm 2020 như sau:

Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp GD và đào tạo nước nhà. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một nền GD tiên tiến, mang đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Giải pháp phát triển Giáo dục đến năm 2020.

Nâng cao chất lượng GD toàn diện, cọi trọng GD nhân cách, đạo đức lối sống cho HS.

Cần coi trọng cả ba mặt GD: dạy làm người, dạy chữ và dạy nghề; đặc

biệt chú ý GD lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, GD về Đảng. Phát triển năng lực, trình độ CM, nghiệp vụ làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh của thế giới. Bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Phát triển quy mô hợp lý cả GD đại trà và mũi nhọn, xây dựng XH học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời.

Đổi mới mạnh mẽ QL nhà nƣớc đối với GD và đào tạo

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, QL của Nhà nước, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhân dân, vai trị của ngành GD và Đào tạo để phát triển sự nghiệp GD. Chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường và các cơ sở GD; đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị… không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD đủ về số lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường, khoa sư phạm. Đẩy mạnh bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QL của tất cả các cấp học.

Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp GD. Rà sốt lại chương trình, khắc phục tình trạng quá tải, xây dựng và triển khai bộ GD chương trình sách giáo khoa phổ thơng mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

Tăng cƣờng nguồn nhân lực cho GD. Tăng cường đầu tư nhà nước cho

GD; đẩy mạnh thực hiện XH hóa GD; đổi mới cơ chế tài chính trong GD và ĐT

Đảm bảo công bằng XH trong GD. Từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển GD giữa các vùng miền. Đặc biệt chú ý con gia đình chính sách và HS có hồn cảnh khó khăn.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về GD và đào tạo. Mở rộng hợp tác đào

tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác QL nhà nước.

Mục tiêu, phƣơng hƣớng đổi mới QLHĐ của Tổ CM

Căn cứ mục tiêu trọng tâm nhiệm vụ GDTrH (căn cứ văn bản hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm GDTrH hàng năm của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT)

Căn cứ nhiệm vụ năm học toàn ngành GD và Đào tạo huyện Điện Biên, mục tiêu HĐ của Tổ CM trong nhà trường THPT được xác định là:

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Tỉnh Điện Biên về thực hiện nhiệm vụ CM; Quy định về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng trong DH. Thực hiện đánh giá GV theo chuẩn Nghề nghiệp và định hướng phát triển năng lực HS. Nâng cao chất lượng các

HĐ của Tổ CM.

Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm

gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, tích cực tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” để góp phần đạt mục tiêu nâng cao chất

lượng GD toàn diện.

Tiếp tục thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp DH đáp ứng đổi mới nội dung, chương trình DH; bồi dưỡng về đổi mới phương pháp DH theo định hướng phát triển năng lực HS; khuyến khích ứng dụng cơng nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại vào DH và QLGD.

Đổi mới QLHĐ Tổ CM, tạo sự đồng bộ trong đổi mới QLGD. Đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức các HĐ của Tổ CM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 69 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)