Chức năng quản lý, nguyên tắc quản lý, quan điểm quản lý, biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25)

quản lý

1.3.1. Các chức năng quản lý

Để đạt được mục tiêu đã định của tổ chức (CSGD), HT- người CB QLNT PT cần thực hiện các chức năng QL cơ bản sau đây:

- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu

khái quát là một bảng ghi nhận những mục tiêu cơ bản, là một chương trình hành động cụ thể được hoạch định trước khi tiến hành thực hiện những nội dung nào đó mà chủ thể QL đã đề ra.

- Chức năng tổ chức: Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những

yếu tố, những con người, những dạng HĐ thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu.

biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các HĐ, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hành của hệ nhằm nắm vững mục tiêu chiến lược đã đề ra.

- Chức năng kiểm tra đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá

mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong q trình hoạt động, tìm ngun nhân thành cơng, thất bại giúp cho chủ thể QL rút ra những bài học kinh nghiệm.

Theo lý thuyết hệ thống (Cyberneticque): kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch, là làm trái tim mạch máu của hoạt động quản lý;

Có thể cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản lý

1.3.2. Các nguyên tắc quản lý

Trong việc QL các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, GD...), trong đó có QL một nhà trường (cơ sở GD) các nhà QL cần tuân thủ các nguyên tắc QL sau: - Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo tồn diện, tuyệt đối vì thế trong QL chúng ta phải thường xuyên bám sát vào

Lập kế hoạch

Tổ chức Thông tin

Kiểm tra

chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

-Nguyên tắc “tập trung dân chủ”: Đây là nguyên tắc quan trọng bảo đảm sự thành công trong công tác QL. Tạo khả năng QL một cách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu QL.

+ “Tập trung” trong QL được hiểu là toàn bộ các HĐ của hệ thống được tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch ra chủ trương đường lối phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản để thực hiện. Nguyên tắc “tập trung” được truyền thông qua chế độ thủ trưởng.

+ “Dân chủ” trong QL được biểu hiện là: Phát huy quyền làm chủ của mọi thành viên trong tổ chức. Huy động trí lực của họ, “dân chủ” được thể hiện ở việc mọi kế hoạch HĐ đều được tập thể tham gia bàn bạc, kiến nghị các biện pháp trước khi quyết định.

Trong thực tiễn, người QL phải biết kết hợp hài hòa giữa “tập trung” và “dân chủ”, tránh tập trung dẫn đến quan liêu độc đoán. Song cũng phải biết sử dụng quyền tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải đảm bảo quyết đoán và dám chịu trách nhiệm.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn: Nguyên tắc này đòi hỏi người QL phải nắm được quy luật phát triển của bộ máy, nắm vững quy luật tâm lý của quá trình QL, hiểu rõ thực tế địa phương, thực tế đơn vị, đảm bảo hài hịa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo vai trò quần chúng tham gia QL thể hiện tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra”.

1.3.3. Các quan điểm quản lý a) Một số quan điểm truyền thống: a) Một số quan điểm truyền thống:

* Thuyết quản lý khoa học:

Thuyết QL khoa học là việc sử dụng các biện pháp khoa học để quyết định

kinh nghiệm sẵn có của bản thân. * Thuyết quản lý hành chính:

Thuyết QL hành chính là sự phân chia HĐ QL thành những chức năng tương đối rạch rịi như: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra

b) Quan điểm hành vi (hay thuyết quan hê ̣ con người):

Học thuyết này giúp người quản lý ứng xử có hiệu quả hơn với những khía cạnh con người , khía cạnh nhân bản trong một tổ chức . Thay vì quá chú trọng đến các chức năng của người quản lý , thuyết này cố gắng hướng dẫn cách (how) ngườ i quản lý thực hiê ̣n cái (what) họ phải làm; tứ c là ho ̣ phải làm thế nào để lãnh đạo , hướng dẫn người dưới quyền v à giao tiếp với những người dưới quyền ra sao.

* Quan điểm tiếp cận hành vi con người:

Thực tiễn đã chứng minh, Quan điểm hành vi khắc phục được mô ̣t số nhược điểm của các thuyết truyền thống khi chú ý đến tầm quan tro ̣ng của

những đô ̣ng thái nhóm và phong cách lãnh đa ̣o của người quản lý . Quan điểm này cũng nhấn mạnh đến những nhu cầu cá nhân và xã hội cũng những ảnh hưởng của môi trường xã hô ̣i của tổ chức đến chất lượng và số lượng của kết quả cơng việc . Từ đó tạo động lực, kích thích tư duy sáng tạo, tâm huyết nghề nghiệp của người lao động. Đây chính là Điểm mới so với việc áp dụng những thuyết QL truyền thống (cổ điển) như thuyết QL khoa học, thuyết QL hành chính, hay thuyết QL bàn giấy – quan liêu.

Tuy nhiên người QL không thể chỉ thuần túy áp dụng một quan điểm QL này để quản lý hoạt động của một tổ chức ; thực tế đã chứng minh thuyết QL hành vi là sự bổ sung hữu ích và cần thiết vào những nguyên tắc của thuyết truyền thống, đặc biê ̣t trong bối cảnh của thế giới hiê ̣n đa ̣i.

Đối với QLNT nói chung, QL Tổ CM nói riêng, Quan điểm hành vi giúp người CBQL quan tâm đến những nhu cầu cá nhân và xã hô ̣i cùng những ảnh hưởng của môi trường xã hô ̣i đối với GV, từ đó tạo động lực, kích thích tư duy sáng tạo, tâm huyết nghề nghiệp của họ.

dân chủ trong trường học, Người QL (HT) trao quyền chủ động cho Tổ trưởng CM trong công tác QL Tổ CM; tạo cho họ có cơ hội được tham gia vào quá trình ra quyết định trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường.

1.3.4. Biện pháp quản lý: * Khái niệm biện pháp quản lý: * Khái niệm biện pháp quản lý:

Theo từ điển bách khoa tiếng Việt [31], biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể.

Biện pháp QL là tổ hợp cách thức tác động cụ thể của chủ thể QL đến đối tượng QL để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ QL, làm cho hệ vận hành phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể QL đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Các biện pháp QL có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống các biện pháp.

Do vậy, người QL phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm, phải nhạy cảm, linh hoạt và mềm dẻo để tiên đốn trước hồn cảnh, tình huống mà đối tượng QL đặt ra thì mới có được các quyết định đúng trong việc lựa chọn biện pháp QL hữu hiệu.

* Biện pháp quản lý hoạt động Tổ CM

Biện pháp QLHĐ Tổ CM ở trường THPT là các thao tác, hành động QL ở bậc THPT của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm thực hiện các HĐ CM của tổ/ nhóm CM. Đây là các HĐ được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ trường PT và trong các văn bản dưới luật của Bộ GD- ĐT và địa phương.

Các biện pháp QLHĐ Tổ CM được thực hiện song song với các HĐ của Tổ CM, là sự hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao chất lượng HĐ CM, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường.

1.4. Chức năng nhiệm vụ của Tổ CM trong nhà trƣờng PT

1.4.1. Nhiệm vụ của tổ CM

Tổ CM là nơi thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của Bộ GD, Sở GD, địa phương và của nhà trường về GD. Tổ CM là một tổ chức cơ sở trực tiếp chỉ đạo HĐ của GV, thống nhất thực

hiện các kế hoạch của nhà trường, chịu sự chỉ đạo của HT, đảm bảo thiết lập bầu khơng khí đồn kết, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện mục tiêu CTGDPT, góp phần nâng cao chất lượng DH/GD trong nhà trường.

Tổ CM có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch HĐ chung của tổ, chỉ đạo xây dựng và QL kế hoạch cá nhân của GV theo kế hoạch GD, phân phối chương trình mơn học theo quy định từ khung PPCT của Bộ GD- ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường - Tức

là chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện CTGDPT của GV;

- Tổ chức bồi dưỡng CM và nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại GV theo các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT.

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV.

Như vậy, với chức năng và nhiệm vụ trên cho thấy Tổ CM là tế bào rất quan trọng trong quá trình HĐ GD của nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng QL tốt được Tổ CM thì sẽ nâng cao được chất lượng DH/ GD trong nhà trường.

1.4.2. Hoạt động Tổ CM trong nhà trường phổ thông

Theo điều 16 – Điều lệ trường THPT và trường PT có nhiều cấp học quy định về chế độ sinh hoạt của Tổ CM như sau: Tổ CM sinh hoạt 2 tuần một lần.

Tổ CM có vai trị quan trọng trong việc tổ chức thực hiện CTGDPT, xây dựng chương trình, kế hoạch HĐ của Tổ; QL HĐ CM của các thành viên trong tổ, tham gia dự giờ, đánh giá xếp loại GV; chỉ đạo đổi mới PPDH, KTĐG. Tổ chức các HĐ chuyên đề, hội thi trong nhà trường, tổ chức thực hiện KH bồi dưỡng GVTX, tạo động lực cho GV học hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp trong q trình cơng tác. Khuyến khích GV tham gia NCKH và viết sáng kiến kinh nghiệm theo năm học; thực hiện KH Kiểm tra nội bộ trường học- kiểm tra HĐ sư phạm nhà giáo, kiểm tra việc thực hiện quy chế CM, thực hiện CTGDPT của GV để kịp thời uốn nắn những sai phạm và tham mưu với HT có biện pháp chỉ đạo sát thực, có hiệu quả; Xây dựng đội ngũ GV làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng thực hiện CTGDPT.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ CM;QL kế hoạch DH (KH cá nhân) của GV.

- Tổ chức sinh hoạt Tổ CM ( định kì, đột xuất) . - QL, tổ chức các HĐ chuyên đề của Tổ CM

- Tổ chức thực hiện KH kiểm tra nội bộ (Kiểm tra HĐ SP nhà giáo)

- QL,tổ chức việc thực hiện chương trình GDPT (Kiểm tra việc ĐMPPDH

và KT-ĐG HS)

- QL việc sử dụng thiết bị DH của GV.

- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên và NCKH của GV.

Như vậy có thể nói, HĐ Tổ CM là HĐ quan trọng nhất trong các nhà trường, HĐ này có vai trò quyết định đến chất lượng GD toàn diện của nhà trường. Hoạt động của Tổ CM hàng năm phải bám sát ND- Chương trình DH theo quy định của Bộ GD, Sở GD và của nhà trường; hay nói các khác, trọng tâm của HĐ Tổ CM chính là thực hiện CTGDPT.

1.5. Khái quát về CTGDPT mới- so sánh với CTGD PT hiện hành

1.5.1. Những hạn chế, bất cập của CTGDPT hiện hành

Đối chiếu với yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới CTGDPT; và các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khố XI về đổi mới căn bản, tồn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, và Nghị quyết số 88/2014/QH13 thì CTGDPT hiện hành có những hạn chế, bất cập cơ bản sau đây:

- Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.

- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học , chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo

tính hiện đại, cơ bản, cịn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với HS.

- Nhìn chung, CT cịn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu GD đạo đức, lối sống.

- Hình thức tổ chức GD chủ yếu là DH trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các HĐ XH, HĐ trải nghiệm. Phương pháp GD và đánh giá chất lượng GD nhìn chung cịn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của HS.

- Trong thiết kế CT, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu của hai giai đoạn (giai đoạn GD cơ bản và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp); chưa bảo đảm tốt tính liên thơng trong từng mơn học và giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học; còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD; chưa đáp ứng tốt yêu cầu GD của các vùng khó khăn; việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và hồn thiện CT cịn thiếu tính hệ thống.

Từ những hạn chế, bất cập trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới GD nói chung, trong đó có đổi mới CT GDPT, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;

Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã xác định: “Đổi mới nội dung GDPT theo

hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. Đây chính là yêu

cầu khái quát về đổi mới nội dung GDPT.

1.5.2. Khái quát về CTGDPT mới:

Đánh giá tính ưu việt của CTGDPT mới trên một số điểm cơ bản như sau:

Theo dự thảo CTGDPT tổng thể của Bộ GD-ĐT, thay vì HS phải học 13 mơn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm chỉ cịn 7 – 8 mơn đối với THCS và còn 4 môn đối với THPT. Các môn học ở cả 3 cấp học được chia

thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn.

Hệ thống các môn học được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực GD, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất giữa các lớp học trước và sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; tương thích với các mơn học của nhiều nước trên thế giới.

Tên của từng môn học được gọi dựa theo các mơn học trong chương trình hiện hành;

Ở cấp THPT, để hài hoà giữa học phân hoá định hướng nghề nghiệp với học tồn diện, mơn KHXH cùng với các mơn Vật lý, Hố học, Sinh học sẽ dành cho HS định hướng khoa học tự nhiên, môn KHTN cùng với các môn Lịch sử, Địa lý sẽ dành cho các HS định hướng KHXH; đồng thời HS còn được tự chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông thanh nưa, huyện điện biên, tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)