Đặc điểm kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 44)

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Điện Biên có vị trí địa lý phía bắc giáp 2 huyện Mường Chà, Mường Ảng; phía nam và tây giáp Lào; phía đơng giáp huyện Điện Biên Đơng và tỉnh Sơn La. Địa hình huyện Điện Biên chia thành 2 vùng, vùng lòng chảo (gồm 10 xã) tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 150

, độ cao hơn 400 m so với mặt biển; vùng núi cao (gồm 9 xã) chủ yếu là đồi, núi và đất dốc, có độ cao từ 1.000 m trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung. Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió Lào khơ và nóng. Nhiệt độ trung bình khoảng 22,60

C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm, độ ẩm trung bình 84 - 85%; số giờ nắng 1.900 - 2.000 giờ/năm.

Tài nguyên huyện Điện Biên có quặng sắt, chì- kẽm, quặng Antimon, than mỡ (ở Nong Hẹt, Keo Lôm, Núa Ngam), đá vôi ở Na Ư (trữ lượng 33 triệu m3

), đá ốp lát ở Nà Tấu (trữ lượng dự báo khoảng 100 triệu m3), sét xi măng ở Sam Mứn, sét gốm ở Noong Luống và cát, sỏi…

Tiềm năng kinh tế: Đất đai ở Điện Biên thích hợp cho việc sản xuất lâm nghiệp; chăn nuôi đại gia súc (trâu bị, dê), chăn ni thuỷ sản (tôm càng xanh, cá); phát triển thuỷ điện; trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, bưởi Diễn, đào Pháp, hồng không hạt), trồng rau màu, tre Bát độ, ngô, cao su…

Điện Biên có 19/19 xã đã có điện lưới quốc gia, 100% số xã có đường ơtơ đến trung tâm xã.

Điện Biên là địa bàn cư trú của 8 dân tộc như: Thái (53,72%), Kinh (27,86%), H’Mơng (8,51%), Khơ Mú (5%), Lào (3,17%), cịn lại là các dân

tộc khác. Người Khơ Mú ở Điện Biên sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, họ thường sử dụng những cơng cụ như dao, rìu, gậy để chọc lỗ, tra hạt. Ngoài nghề nương rẫy, người Khơ Mú cịn có thu nhập thêm từ nghề thủ cơng.

Tiềm năng du lịch: Điện Biên nổi danh với những di tích lịch sử như: hầm Đờ Cát (De Castries), sở chỉ huy chiến dịch Điện biên phủ, di tích lịch sử thành Bản Phủ … Ngồi ra, Điện Biên cịn có nhiều thắng cảnh hấp dẫn như: suối khống nóng Hua Pe, U Va; hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ; rừng nguyên sinh Mường Phăng; hang động Pa Thơm… và những lễ hội như lễ hội đền Hồng Cơng Chất.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Giáo dục và đào tạo huyện Điện Biên hiện nay quy mô mạng lưới giáo dục các cấp học của có 92 trường, trong đó: 35 trường mầm non, 38 trường tiểu học (9 trường PTDTBT), 19 trường THCS (3 trường PTDTBT), 17 trường có học sinh ở bán trú, 25 TTHTCĐ. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 77/92, đạt 83,7%, 10 trường đạt chuẩn mức độ 2. Số trường được công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục là 37. Tổng số học sinh 25.867 (MN 8263 trẻ; TH 10484; THCS 7120). Tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 25%

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tồn ngành hiện có 2588 biên chế (trong đó MN 844; TH 1079; THCS 665).

Năm học 2015- 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", thực hiện tốt các cuộc vận động của

ngành. Tổng số đảng viên là 1059 đồng chí (chiếm 42%), 100% các trường đều có đảng viên, 88/90 trường có chi bộ độc lập.

Sử dụng có hiệu quả phịng học, phịng bộ mơn, trang thiết bị; bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho các trường đảm bảo chuẩn phổ cập, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các trường TH, THCS đều có phịng học tin học, phòng học ngoại ngữ.

Năm học 2014 - 2015 Giáo dục huyện Điện Biên đã thực hiện tốt quy mơ trường lớp, duy trì sĩ số học sinh, tăng tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần. Thực hiện đổi mới đồng bộ giáo dục; giữ vững chuẩn PCGD các cấp học, duy trì và nâng cao các trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến.

2.1.3. Một vài nét về Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên

Trung tâm GDTX huyện Điện Biên được thành lập ngày 01/6/2002 với 04 cán bộ, nhân viên và được bố trí 02 phịng làm việc (01 gian/phịng) tại tầng 3 trụ sở UBND huyện Điện Biên. Từ năm 2002 đến 2005 trung tâm khơng có cơ sở vật chất do đó tất cả các lớp của trung tâm đều phải nhờ tại các trường bạn, song trung tâm đã khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để mở được hàng trăm lớp với hàng ngàn học viên các cấp từ sau xóa mù chữ, BT tiểu học, BT THCS, BT THPT, TCCN, Tin học... đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Điện Biên, với sự khắc phục khó khăn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hơn 10 năm qua trung tâm đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp.

Từ năm học 2012 – 2013 trung tâm đã có cơ sở vật chất với 07 phòng học đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, 01 phòng học tin học, phòng làm việc của các bộ phận chức năng, … đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiêm vụ của trung tâm.

Hiện nay tồn thể trung tâm có 21 cán bộ, giáo viên, phục vụ chia ra: cán bộ quản lý: 03; số giáo viên cơ hữu: 13; nhân viên văn phòng 05. Biên chế thành 03 tổ chun mơn: Tổ dạy Văn hóa; Tổ Đào tạo và Tổ Hành chính

tổng hợp. Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn 14; trên chuẩn 01; Trung cấp 03; chưa qua đào tạo 01. Trung tâm có 01 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Điện Biên với 12 đảng viên. 01 BCH Cơng đồn, Đồn TNCSHCM .... hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên giáo viên phân cơng nhiệm vụ dạy học tại Trung tâm GDTX phải tự bồi dưỡng, nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học viên đáp ứng nhu cầu của người học, soạn giảng bám sát đối tượng. Một số giáo viên thỉnh giảng chưa nhiệt tình, thiếu trách nhiệm gây khó khăn trong cơng tác quản lý; Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy (ít được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm...) cơng tác bồi dưỡng về năng lực, phương pháp còn hạn chế, tài liệu tham khảo, trang thiết bị ít, khơng đồng bộ

Về cơ sở vật chất trung tâm hiện có 23 phịng, trong đó: số lượng phòng học: 07, phòng học bộ mơn: 01, phịng cơng vụ: 7, phòng thư viện, thiết bị: 02, phịng nội trú: 06; cơng trình nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo. Số máy tính hiện có của đơn vị là: 55 (trong đó số máy phục vụ quản lý 06; số máy phục vụ dạy học: 41; số máy văn phòng 08; số máy kết nối mạng: 10).

Về số lượng học viên: BTVH từ lớp 10 đến lớp 12 với 123 học viên; 01 lớp Trung cấp Pháp lý với 57 học viên; 01 lớp Trung cấp Nông nghiệp với 41 học viên; 01 lớp Tin học chứng chỉ A với 37 học viên, 01 lớp tin học ứng dụng trình độ B với 51 học viên ; học nghề phổ thông 44 học viên.

Chất lượng học viên nói chung đạt yêu cầu, chất lượng BTVH THPT (lớp cán bộ xã vùng cao tham gia học tập) còn chưa ổn định theo mỗi năm học

Bảng 2.1. Thống kê chất lượng học lực của học viên Bổ túc văn hóa các năm vừa qua

Năm học Tổng số Chia ra

Giỏi Khá TB Yếu Kém

2012 - 2013 237 1 9 161 64 2

2013 - 2014 205 0 10 139 56 0

2014 - 2015 123 0 21 88 14 0

Biểu đồ 2.1. Chất lượng học lực của học viên Bổ túc văn hóa 3 năm gần đây

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 *Nhận xét:

- Từ kết quả Bảng 1 và biểu đồ cho thấy:

+ Chất lượng chuyên môn của trung tâm trong những năm gần đây chưa cao đặc biệt là sự biến động giảm về số lượng học viên chưa có tính ổn định

+ Số lượng học viên đạt học lực khá giỏi trong các năm học thấp, tỷ học viên đạt học lực khá - giỏi trong ba năm học gần đây đạt tỷ lệ trung bình 8,7 %. Tỷ lệ học viên yếu – kém chiếm tỷ lệ 22,1%

Bảng 2.2. Xếp loại hạnh kiểm Năm học TS Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % Năm học TS Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % 2012 - 2013 237 63 26,5 68 28,7 11 4,7 0 0 0 2013 - 2014 205 51 24,9 76 37 17 18,3 2 0,9 0 2014 - 2015 123 44 36 40 33 9 7 2 1,6 0 Tổng số 565 158 29,1 184 32,9 37 10 4 1,2 0 *Nhận xét:

- Tỉ lệ học viên có hạnh kiểm khá tốt chiếm tỷ lệ 62%

- Việc chấp hành nôi quy của đa số học viên là tốt, khơng có học viên vi phạm nội quy, kỷ luật khác trong và ngoài nhà trường

Bảng 2.3. Qui mô trường lớp

Năm học Số lớp Tổng số Số học viên Tổng số 9 10 11 12 9 10 11 12 2012 - 2013 0 2 2 2 6 0 74 52 111 237 2013 - 2014 1 2 2 2 7 27 54 43 81 205 2014 - 2015 0 2 1 2 5 0 41 39 43 123 Tổng số 1 6 5 6 18 27 169 134 235 565 *Nhận xét:

- Số học viên qua các năm không ổn định có xu hướng giảm các lớp văn hóa cấp học THCS và THPT

- Số lớp học văn hóa giảm, trung tâm mở thêm các lớp học nghề phổ thông cho học viên được thực hiện đối với khối 11 và 12 tổng số 44 học viên tham gia thi cấp chứng chỉ nghề, kết quả 100% học viên đạt từ trung bình trở lên và liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học; cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người học. 01 lớp Trung cấp Pháp lý với 57 học viên và 01 lớp Trung cấp Nông nghiệp với 41 học viên. 01 lớp Tin học chứng chỉ A với 37 học viên, 01 lớp tin học ứng dụng trình độ B với 51 học viên kết quả 100% học viên được cấp chứng chỉ.

2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

2.2.1. Thực trạng chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là vấn đề quan trọng nhất của trung tâm GDTX, nó là điểm then chốt để trung tâm nâng cao chất lượng và khảng định sự tồn tại, uy tín và phát triển. Chất lượng giáo dục được duy trì đảm bảo và có tính bền vững thì được xã hội đồng tình, ủng hộ, các đối tượng xã hội có nhu cầu tìm đến học tập, rèn luyện. Ngược lại chất lượng giáo dục thấp thì số lượng người có nhu cầu học tập sẽ khơng cao; xã hội không tin tưởng công tác giáo dục sẽ không thành công

Trung tâm GDTX huyện Điện Biên trong những năm vừa qua được tăng cường đội ngũ Ban giám đốc, trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý của trung tâm. Trong cơ cấu mới có nhiều cán bộ trẻ có năng lực và trình độ; đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được nhà trường lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm, uy tín về chun mơn, nghiệp vụ không chỉ trong nhà trường mà cả đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên

Đội ngũ cán bộ quản lý của trung tâm đạt chuẩn, an tâm công tác, yêu nghề, có năng lực chun mơn, trách nhiệm, gắn bó với hoạt động của trung tâm. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, quản lý và nhận thức chính trị cho đội ngũ: tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chun mơn, BDTX, bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, đổi mới giáo dục … do các cấp tổ chức; cử đi học quản lý giáo dục cho đội ngũ giáo viên nịng cốt, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí, học phí và tài liệu học tập cho cán bộ, giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ chun mơn và sau đại học. Ban giám đốc trung tâm đều là cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý từ 5 năm trở lên. Giáo viên trong tổ đều có trình độ cử nhân có 12/21 cán bộ, giáo viên là đảng viên. Cán bộ quản lý của trung tâm độ tuổi cịn trẻ năng động trong cơng tác, Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chỉ đạo hoạt động chun mơn

Trung tâm GDTX huyện Điện Biên có 3 tổ chun mơn : Tổ dạy Văn hóa; Tổ Đào tạo; Tổ Hành chính tổng hợp

Đối với tổ dạy văn hóa có 13 thành viên, có 1 tổ trưởng chun mơn, và mỗi tổ có hai tổ phó

Trong những năm gần đây, quy mô trung tâm ngày càng được mở rộng đội ngũ giáo viên còn thiếu, giáo viên được điều động về trung tâm chuyên môn chưa phù hợp nên phải hợp đồng giáo viên THPT trên địa bàn giảng dạy

Mặt khác giáo viên dạy các lớp BTVH tại trung tâm còn phải dạy các mơn văn hóa của các lớp trung cấp chuyên nghiệp (lớp liên kết với các trường Cao đẳng), Đây là một vấn đề khó khăn trong quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tuy nhiên 100% đội ngũ tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn ở trung tâm chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý; hoạt động của đội ngũ này là do kinh nghiệm và tự học hỏi, thâm niên cơng tác ít. Do đó khơng tránh khỏi những khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn

Trong các hoạt động của tổ chuyên môn ở trung tâm cho thấy rằng các đồng chí trong ban giám đốc đều nhận rõ vị trí và tầm quan trong của tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trong trung tâm và đều xác định được nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của giám đốc là phải quản lý tốt hoạt động của các tổ chun mơn vì hoạt động của tổ chun mơn có tác động lớn, quyết định đến hoạt động và sự phát triển của trung tâm. Giám đốc trung tâm phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn với các công tác quản lý khác để đưa trung tâm đạt các mục tiêu đề ra.

Bước đầu tổ trưởng, tổ phó chun mơn đã nhận thức vai trị, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động. Song bên cạnh đó giáo viên thường xuyên luân chuyển công tác nên tổ trưởng tổ chuyên môn trong các năm học vừa qua được bổ nhiệm thường chỉ đảm nhiệm từ 1 đến 2 năm công tác dẫn tới kinh nghiệm quản lý hoạt động chun mơn của tổ cịn nhiều hạn chế

Hoạt động của tổ dạy văn hóa đã bám sát chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn qui định và đã triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động chuyên môn theo sự chỉ đạo của giám đốc trung tâm

Hồ sơ của tổ chuyên môn đã xây dựng đảm bảo đầy đủ theo Quy chế 01/2007/BGD&ĐTvề tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX

Trong mỗi năm tổ trưởng đã hướng dẫn tổ viên xây dựng các kế hoạch cá nhân: kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn tập, phụ đạo học viên yếu kém; kế hoạch bồi dưỡng học viên giỏi... Kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên

2.2.2. Hoạt động quản lý tổ chuyên môn tại trung tâm GDTX huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)