Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 89 - 93)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Trung tâm giáo dục

3.2.3. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn

Kế hoạch có tính chất định hướng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch và tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tổ chức của người quản lý. Quản lý kế hoạch là làm cho tổ chức hoạt động theo định hướng để đạt mục tiêu.

Như vậy, quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý. Quản lý kế hoạch nhằm chỉ ra được các điều kiện mà nhà trường cần có

và có thể đáp ứng các yêu cầu cho tổ chức, cá nhân. Tìm kiếm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nhà trường nhằm đạt mục tiêu đã định.

Quản lý kế hoạch cũng là việc hoạch định ra đường lối và cách thức thực hiện, gắn liền với các yếu tố cụ thể nhằm lựa chọn con đường ngắn nhất, phù hợp nhất, thích hợp nhất trên con đường thực hiện mục tiêu của tổ chức

Quản lý kế hoạch cũng sẽ dự kiến được các thuận lợi và khó khăn mà tổ chức, cá nhân có thể gặp phải trong q trình thực hiện, có những phương án thích hợp để phát huy những tích cực, thuận lợi hay hạn chế khó khăn tạo

được mơi trường thống nhất thuận lợi giữa nhà trường, các tổ chuyên môn và cá nhân

Mục đích

Quản lý xây dựng kế hoạch và hoạt động tổ chun mơn chính là nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp, kỷ cương làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giảng dạy của bộ môn

Quản lý kế hoạch và hoạt động tổ chun mơn chính là làm cho tổ trưởng chuyên môn hoạt động theo định hướng nhằm đạt mục tiêu và nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra

Quản lý kế hoạch và hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của giám đốc trung tâm nhằm đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp, đúng yêu cầu và ngày càng đi vào chiều sâu, đó là yếu tố quản lý mang tính quyết định nâng cao chất lượng dạy và học trong trung tâm GDTX

Do vậy quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chun mơn có vai trị rất quan trọng trong nhà trường

Nội dung

Kế hoạch hoạt động ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể của nhà trường, đồng thời lại mang tính đặc thù riêng của tổ bộ mơn. Hiệu quả của kế hoạch chun mơn góp phần quyết định thắng lợi kế hoạch chung của nhà trường. Do vậy kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục; quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Sở GD&ĐT; Điều lệ trường phổ thông; Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX về hoạt động chuyên môn

- Phải dựa trên kế hoạch của trung tâm, phù hợp với mơ hình hoạt động của trung tâm GDTX cũng như đặc điểm riêng của từng tổ chuyên môn

- Phải phù hợp với đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục và điều kiện thực tế của trung tâm

- Nội dung của bản kế hoạch của tổ chuyên môn bao gồm:

+ Cụ thể các nhiệm vụ được giao, phân công chuyên môn của tổ việc giảng dạy, thực hiện chương trình, thực hiện qui chế chun mơn, cơng việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học hiện đại, công tác bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch dạy học tích hợp, đặng ký chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học ứng dụng.....

+ Biện pháp quản lý của tổ chuyên môn

+ Các chỉ tiêu định tính và định lượng kèm theo biện pháp thực hiện + Trong bản kế hoạch cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể theo tháng với các nội dung cụ thể như thời gian, nội dung các hoạt động, yêu cầu đạt được, biện pháp thực hiện, người phụ trách, nhận xét, đánh giá từng việc điều chỉnh (nếu có)

Cách thực hiện

- Trong mỗi năm học giám đốc chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo các bước:

+ Xây dựng kế hoạch: Các tổ chuyên môn xây dựng dự thảo kế hoạch của tổ chun mơn dựa trên đặc diểm, đặc thù, tính chất của tổ chun mơn mà lấy ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ đảm bảo tập trung dân chủ

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch: sau khi kế hoạch được giám đốc trung tâm duyệt, giám đốc yêu cầu triển khai và hướng dẫn thực hiện kế hoạch chung và xây dựng kế hoạch cá nhân tới toàn thể giáo viên trong tổ

+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: các tổ viên thực hiện kế hoạch cá nhân đã được tổ trưởng và phụ trách chuyên môn phê duyệt, có thể điều chỉnh

trong quá trình thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của tổ trưởng chuyên môn, ban giám đốc trung tâm

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện: Giám đốc là người kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua tổ trưởng chuyên môn hoặc trực tiếp kiểm tra hồ sơ các nhân, kiểm tra chuyên đề hoặc dự giờ, thăm lớp...

Để kế hoạch của tổ chuyên môn tốt giám đốc cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Sau khi tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT về chủ đề năm học, kế hoạch năm học thì trong buổi họp Hội đồng giáo dục đầu năm (tháng 8 hàng năm) giám đốc trung tâm quán triệt đầy đủ các nội dung văn bản chỉ đạo tới toàn thể cán bộ giáo viên

+ Căn cứ vào việc phân tích tình hình của trung tâm: thuận lợi, khó khăn; thời cơ thách thức đang đặt ra đối với đơn vị để thông qua dự thảo kế hoạch năm học của đơn vị

+ Tổ chức thảo luận tập trung dân chủ nhằm trưng cầu ý kiến của tập thể sư phạm kết hợp với phương pháp lấy ý kiến chuyên gia vào dự thảo kế hoạch năm học của trung tâm.

+ Chú trọng tới cơng tác tuyển chọn giáo viên có năng lực chun mơn và nghiệp vụ sư phạm tốt đã quy hoạch để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chun mơn và phân cơng, phân nhiệm giáo viên phù hợp với trình độ chun mơn, nguyện vọng cá nhân.... tạo tâm lý thoải mái và huy động được tối đa sự cống hiến, lịng nhiệt tình của giáo viên bộ môn trong công việc

+ Giám đốc phải duyệt kế hoạch chun mơn của tổ để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho chỉ đạo tổ chuyên môn

Nội dung cách thức thực hiện, chỉ tiêu phấn đấu để đạt được các mục tiêu phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng, bám sát chỉ tiêu của trung tâm

Quá trình chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch đòi hỏi giám đốc trung tâm phải kết hợp chặt chẽ với tổ chuyên môn: ủy quyền cho tổ trưởng quản lý kế hoạch chuyên môn của tổ và cá nhân, mục đích vừa nắm bắt tình

hình, giám sát được hoạt động tổ chun mơn vừa thu được thông tin ngược từ phía tập thể sư phạm để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển của đơn vị trong công tác quản lý

Điều kiện thực hiện

Giám đốc làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát thường xuyên việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)