Kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 85 - 89)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Trung tâm giáo dục

3.2.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

Mục đích kiểm tra thực hiện qui chế chun mơn của giáo viên nhằm: Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục nhằm thu nhận những thông tin ngược về tình hình cơng việc giúp nhà trường chấp hành chính sách pháp luật về giáo dục, thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục; giúp giám đốc trung tâm nắm bắt được thực trạng, phát hiện các sai xót các hoạt động của tổ chun mơn và ngun nhân của nó qua đó ngăn ngừa những sai xót có thể xảy ra và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn một cách kịp thời phù hợp với mục tiêu đơn vị đặt ra.

Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý nhà trường nói chung và hoạt động tổ chun mơn nói riêng. Quản lý mà khơng kiểm tra thì coi như khơng quản lý

Kiểm tra, đánh giá vừa là mục đích phân loại giáo viên, vừa có tính đào tạo nắm bắt được khó khăn của giáo viên từ đó đưa họ đến sự giúp đỡ; đánh giá xem giáo viên có thực hiện đúng các qui định về hồ sơ chuyên môn hay không; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên; kịp thời tìm ra sai sót và ngun nhân trong quá trình thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên. Vừa hướng tới phân loại đội ngũ cho việc sử dụng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Kiểm tra, đánh giá còn nhằm ghi nhận sự tiến bộ của giáo viên và học viên tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển

Như vậy kiểm tra các hoạt động chuyên môn là biện pháp rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động tổ chun mơn và cũng là thực hiện chức năng quan trọng trong quản lý giáo dục của giám đốc trung tâm

Kiểm tra tổ chuyên môn và các tổ viên thực hiện tốt các văn bản của Đảng và Nhà nước về giáo dục; qui định chuyên môn của ngành, các văn bản chỉ đạo về giáo dục và đào tạo của cấp trên nói chung và các qui định về chuyên môn của trung tâm nói riêng

Căn cứ thực trạng của việc thực hiện quy chế chuyên môn của đơn vị giúp cho giám đốc có biện pháp điều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý, chỉ đạo, giúp giáo viên thực hiện tốt nề nếp chun mơn và góp phần nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục

Nội dung

Ngay từ đầu năm học giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, giám đốc cùng với phó giám đốc phụ trách chuyên môn thực hiện kế hoạch kiểm tra

Nội dung kiểm tra phải đảm bảo các nội dung:

- Thực hiện các văn bản về chuyên môn của cấp trên và qui định về chuyên môn của trung tâm trong mỗi năm học

+ Thực hiện chương trình giảng dạy ; những qui định trước và trong khi trên lớp; yêu cầu về soạn giảng, giáo án...

+ Các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học: kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân, kế hoạch ôn tập, phụ đạo học viên yếu –kém, kế hoạch bồi dưỡng học viên giỏi...

+ Hồ sơ chuyên môn và hồ sơ giáo viên theo qui định tại Quy chế 01/2007/BGD&ĐT về tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX

+ Công tác đánh giá học viên theo Quy chế 02/2007/BGD&ĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007

+ Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành, thí nghiệm và sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy

+ Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp; viết sáng kiến kinh nghiệm; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

+ Thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên - Quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng Cách thực hiện

- Đầu năm giám đốc quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn của cấp trên; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch chuyên môn của trung tâm (qui định cụ thể: hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn; hồ sơ giáo viên; định mức lao động; dạy học trên lớp....)

- Giám đốc ra quyết định thành lập ban kiểm tra và qui định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

- Tổ chức bồi dưỡng cho ban giám đốc, các tổ trưởng chuyên môn nắm vững nguyên tắc, ý nghĩa và phương pháp thực hiện kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên

- Bồi dưỡng năng lực quản lý đối với các tổ trưởng chuyên môn thông qua các lớp tập huấn của cấp trên và tổ chức bồi dưỡng thông qua kiến thức về khoa học quản lý giáo dục và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn.... của tổ trưởng chuyên môn

- Qua kênh thông tin mà chủ yếu là qua tổ trưởng chuyên mơn phó giám đốc phụ trách chun mơn nắm bắt q trình thực hiện qui chế chun mơn của giáo viên. Tăng cường việc giao quyền, giao trách nhiệm của những người đứng đầu tổ, khối

- Giám đốc trực tiếp kiểm tra công tác quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng; thông qua kiểm tra, đánh giá đột xuất, định kỳ hoặc thông qua thông tin từ các tổ viên

+ Kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo qui định tổng số 1/3 giáo viên được kiểm tra tồn diện trong một năm học, giám đốc có thể kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra có thơng báo trước hoặc đột xuất

+ Giám đốc trực tiếp dự giờ đột xuất giáo viên hoặc giao tổ trưởng chun mơn, phó giám đốc phụ trách chun mơn trực tiếp dự giờ đột xuất và kiểm tra việc thực hiện chương trình của một số giáo viên theo yêu cầu của giám đốc

+ Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên: Chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, thao giảng, kết quả lĩnh hội tri thức của học viên trên lớp dựa trên chuẩn đánh giá một giờ lên lớp, đặc biệt đánh giá 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá, phân, xếp loại học viên theo Quy chế 02/2007/BGD&ĐT. Luôn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng học viên tại trung tâm là đối tượng vừa học, vừa làm trong một lớp có trình độ nhận thức, độ tuổi, việc làm.... khác nhau. Đảm bảo kiểm tra, đánh giá cơng bằng, khách quan có động viên, khích lệ kịp thời học viên sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra việc điều hành, quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng thông qua hồ sơ tổ chuyên môn, hiệu quả công việc và các thành viên trong tổ

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm đánh giá kết quả sau mỗi đợt kiểm tra và ghi biên bản, lưu hồ sơ làm căn cứ đánh giá, xếp loại giáo viên trong mỗi học kỳ, năm học và xếp loại thi đua

quan, vô tư, đánh giá phải công bằng chính xác và phải đứng trên mục đích chung của trung tâm; lấy hiệu quả công việc của tổ chuyên môn; của giáo viên; chất lượng đầu ra của học viên làm thước đo. Từ đó hoạt động tổ chuyên môn mới phát huy được hiệu quả và thực sự mới nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Điều kiện thực hiện

Triển khai đầy đủ các văn bản qui định hoạt động chuyên môn ở tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giám đốc thường xuyên nắm bắt thông tin về thực hiện qui chế chuyên môn giáo viên hoặc trực tiếp kiểm tra, đánh giá

Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)