Đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn tại Trung tâm giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 70 - 80)

2.4. Đánh giá thực trạng các hoạt động của tổ chuyên môn và các biện pháp

2.4.1. Đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn tại Trung tâm giáo dục

thường xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

2.4.1.1. Đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn qua các đợt thanh tra: Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên môn thường kỳ và thanh tra toàn diện Sở GD&ĐT Điện Biên Biên trong 3 năm gần đây có thể khái quát chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong 3 học năm gần đây, 01 đợt thanh tra toàn diện và 3 đợt kiểm tra cụ thể như sau:

*Ưu điểm:

a. Kế hoạch tổ chuyên môn: đã thể hiện thống nhất trong việc thực hiện chương trình giảng dạy; bám sát kế hoạch chuyên môn của trung tâm và kế hoạch chung của đơn vị theo từng năm học; đã tổ chức cho giáo viên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học váo các giờ dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập bộ môn của học viên phối hợp với các tổ chức đoàn thể của trung tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học viên; tổ chức ơn tập, phụ đạo cho học viên yếu – kém; bồi dưỡng học viên khá, giỏi; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tổ, nhóm...

b. Cơng tác quản lý của tổ trưởng

- Tham mưu cho giám đốc phân công nhiệm vụ cho các tổ viên của tổ trưởng hợp lý, phù hợp với năng lực – trình độ chun mơn được đào tạo

- Kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn bám sát qui chế hoạt động chuyên môn và kế hoạch theo từng năm học của trung tâm

- Kế hoạch cá nhân của các tổ viên bám sát kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn và kế hoạch theo từng năm học của trung tâm

- Các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn đã được xây dựng ngay từ đầu năm học, tổ chức thực hiện các cấp (cấp tổ, cấp trường và có thời gian hợp lý)

- Số nghị quyết chuyên môn ghi chép đầy đủ các cuộc họp và sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

- Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong tổ thường xuyên hay định kỳ đều bám sát kế hoạch kiểm tra, đánh giá của tổ chun mơn và có biên bản cụ thể

c. Hồ sơ chun mơn của tổ và giáo viên trong tổ

Bảng 2.11. Kết quả xếp loại hồ sơ tổ chuyên môn và giáo viên

TT Năm học Hồ sơ Tổ chuyên môn Hồ sơ giáo viên

A B C A B C

1 2012 - 2013 0 02 01 01 07 02

2 2013 - 2014 0 02 01 02 08 01

3 2014 - 2015 01 02 0 03 06 01

Nhận xét: Thông qua số liệu của bảng ta thấy

- Hồ sơ tổ chuyên môn và giáo viên đạt từ trung bình trở lên, khơng có hồ sơ nào xếp loại yếu và không đạt

- Hằng năm vẫn có 1/3 tổ xếp loại trung bình và hồ sơ giáo viên xếp loại trung bình chiếm khoảng 13,0 %

d. Việc thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục của tổ chuyên môn - Đảm bảo đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Điện Biên

- Giáo viên trong tổ đã mượn đồ dùng dạy học, thí nghiệm theo đúng quy định

- Việc ra đề thi, coi và chấm thi (từ kiểm tra 15 phút, 45 phút, học kỳ, cuối năm) đúng quy chế

- Giáo viên bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở hầu hết các bộ môn

e. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ chuyên môn và tổ viên - Tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo năm học

- Đa số giáo viên đã thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được ban giám đốc duyệt ngay từ đầu năm học; dự giờ đồng nghiệp theo định mức và đánh giá theo quy định

- Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn, đã viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.

g. Việc chỉ đạo phong trào học tập, rèn luyện học viên

- Tổ chuyên môn đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch ôn tập, phụ đạo học viên yếu – kém; kế hoạch bồi dưỡng học viên khá - giỏi theo kế hoạch

- Giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch ôn tập, phụ đạo học viên yếu – kém; kế hoạch bồi dưỡng học viên khá - giỏi theo kế hoạch chuyên môn của trung tâm sau khi thống nhất với tổ chuyên môn

* Hạn chế:

- Chất lượng một số hồ sơ chưa cao:

+ Sổ bồi dưỡng chuyên môn: một số giáo viên thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cịn mang tính hình thức

+ Việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thí nghiệm chưa đều + Một số giáo viên xây dựng kế hoạch với các chỉ tiêu chưa có tính thực tiễn; trong q trình thực hiện chưa bám sát kế hoạch.

+ Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn chất lượng chưa cao; các chuyên đề sinh hoạt chun mơn cịn mang tính hình thức, nội dung thảo luận mang tính lý thuyết chưa sáng tạo, việc áp dụng đạt hiệu quả chưa cao

+ Số tiết dự giờ khá – giỏi chưa nhiều

2.4.1.2. Đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn qua điều tra, khảo sát

Bảng 2.12. Đội ngũ cán bộ quản lý

TT Năm học

Cán bộ quản lý (03) Tổ trưởng chun mơn Trình độ Đảng viên Thâm niên Đã qua BDNVQL Trình độ Đảng viên Thâm niên Đã, chưa qua BDNVQL 1 2012-2013 ĐH 03 4-5 năm 0 ĐH 03 5-10 năm 01 2 2013-2014 ĐH 03 5-6 năm 0 ĐH 03 5-10 năm 01 3 2014-2015 ĐH 03 6-7 năm 02 ĐH 03 5-10 năm 01

Bảng 2.13. Đội ngũ giáo viên

TT Năm học Trình độ TS giáo viên Thâm niên cơng tác (năm) GV giỏi các cấp SKKN ThS ĐH CĐ 1 - 5 5 - 10 10 - 15 Tổ Cơ sở Tỉnh Cơ sở Tỉnh 1 2012-2013 0 10 0 10 3 5 2 3 2 1 5 0 2 2013-2014 0 11 01 11 2 4 2 3 3 2 3 2 3 2014-2015 0 10 10 10 0 3 2 4 3 1 4 1

2.4.2. Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

2.4.2.1. Những mặt mạnh

- Giám đốc và toàn thể cán bộ, giáo viên của trung tâm đã học tập đầy đủ các quy định, quy chế chuyên môn, Luật giáo dục, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Quy chế 01/2007/BGD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX. Ban giám đốc nắm được đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tác động của mơi trường bên ngồi ảnh hưởng tới công tác giáo dục của đơn vị

- Quy trình chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn luôn bám sát mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và phân phối chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Điện Biên

- Việc quản lý chỉ đạo các hoạt động của trung tâm nói chung và hoạt động tổ chun mơn nó riêng đều được thực hiện trên cơ sở kế hoạch công tác đã được xây dựng từ đầu năm học; công tác kiểm tra, đánh giá để nắm bắt tình hình và điều chỉnh trong từng giai đoạn cho phù hợp với thực tế được quan tâm

- Trong quá trình quản lý, giám đốc đã thực hiện phân cấp, phân quyền đối với tổ, khối trong trung tâm nêu cao tinh thần dám nghĩ – dám làm – dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu tổ, khối. Bởi vậy, hoạt động của đơn vị tương đối nhịp nhàng và chất lượng giáo dục đã có chuyển biến rõ nét trong những năm gần đây

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm luôn thực hiện tốt các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào trung tâm thân thiện học viên tích cực

- Trong những năm gần đây cơ sở vật chất trung tâm đã được bổ sung, nâng cấp về cơ bản đáp ứng tối thiểu các hoạt động dạy và học. Chất lượng giáo dục của trung tâm ngày càng được cải thiện theo hướng đi lên, bước đầu có uy tín với nhân dân địa phương

- Các tổ chức đồn thể đã có sự phối hợp hài hịa trong thực hiện nhiệm vụ năm học

- Việc thực hiện chế độ chính sách: đúng, đủ, công khai, minh bạch và hợp lý; công tác khen thưởng được thực hiện nghiêm minh, kịp thời đúng người, đúng việc đã kích thích được sự nhiệt tình, cống hiến của tất cả các thành viên trong trung tâm vơi tinh thần trách nhiệm cao

2.4.2.2. Những hạn chế

- Trong quản lý kế hoạch chuyên môn của tổ và giáo viên đôi khi chưa thường xuyên sát xao dẫn tới một số giáo viên chưa bám sát kế hoạch cá nhân; việc đạt được chỉ tiêu đăng ký chưa cao; số giáo viên dạy giỏi các cấp chưa nhiều

- Trong hoạt động chuyên môn đơi khi cịn nặng về giải quyết hành chính, sự vụ; nội dung sinh hoạt chun mơn chưa phong phú, sáng tạo, việc góp ý giờ dự, ban bạc các vấn đề khó, việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên đã có thảo luận nhưng việc thực hiện chưa thiết thực, cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao....

- Giám đốc trung tâm, tổ trưởng chun mơn trong q trình điều hành cịn áp dụng kinh nghiệm cá nhân hơn việc áp dụng kiến thức về khoa học quản lý

- Một bộ phận giáo viên tinh thần bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao: hồ sơ mang tính hình thức, nội dung bồi dưỡng chưa tiếp cận được các yêu cầu đổi mới

- Việc đổi mới phương pháp chưa thật sự rõ nét do một số giáo viên có tư tưởng ỷ lại, cố hữu và ngại đổi mới. Việc chỉ đạo tổ chuyên môn viết sáng

kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, làm đồ dùng dạy học, nhất là triển khai áp dụng sáng kiến cịn chưa tốt cịn mang tính hình thức - Việc kiểm tra hoạt động của tổ chun mơn có khio chưa thường xuyên, công tác đánh giá đơi khi cịn cả nể

2.4.2.3. Nguyên nhân thành công

- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT bằng các chủ trương chính sách cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Sở GD&ĐT Điện Biên; sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương tạo căn cứ và những điều kiện thuận lợi cần thiết cho giám đốc trung tâm để thực hiện chỉ đạo hoạt động của đơn vị mình và tổ chun mơn

- Ban giám đốc xây dựng được các kế hoạch công tác chung cho nhà trường một cách khoa học, dân chủ; công tác quản lý của tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm mơ hình của nhà trường và đã có thực tiễn cao, khả thi cao

- Giám đốc đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ trong quản lý, từ công tác chỉ đạo phân công nhiệm vụ đến công tác thi đua khen thưởng. Xây dựng được khối đoàn kết nội bộ, tạo mọi điều kiện cho mọi cá nhân làm việc, phấn đấu và cống hiến

- Giám đốc đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên thực hiện tốt quy chế dân chủ và quy chế chi tiêu nội bộ; coi trọng hoạt động chuyên môn, lấy hoạt động chun mơn làm nịng cốt trong việc duy trì, phát triển trung tâm

- Giám đốc đã chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên một cách nghiêm túc, công khai, công bằng.

- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

2.4.2.4. Nguyên nhân tồn tại

- Giám đốc đã phân cấp quản lý tuy nhiên khi thực hiện còn bị chồng chéo bởi trong trung tâm GDTX một số giáo viên vừa là tổ viên thuộc tổ dạy văn hóa nhưng lại là tổ viên tổ hành chính tổng hợp, giáo viên vừa dạy các

lớp BTVH lại vừa dạy các mơn văn hóa của các lớp trung cấp chun nghiệp, giáo viên dạy các lớp học theo nhu cầu của nhân dân lớp thứ 7 – chủ nhật, lớp buổi tối, lớp thư 2 – thứ 6, đôi khi vẫn phải hợp đồng giáo viên tại các trường THPT nên công tác quản lý đơi khi chưa thật sát xao, thậm chí đơi khi cịn lúng túng trong công tác chỉ đạo

- Đôi ngũ cán bộ quản lý chưa kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm với kiến thức khoa học quản lý; hầu hết tổ trưởng chuyên môn chua qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, thâm niên cơng tác ít nên cịn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý còn làm việc trên kinh nghiệm là chính

- Trình độ năng lực giảng dạy và đổi mới phương pháp của một bộ phận giáo viên còn bất cập so với yêu cầu, lúng túng trong đổi mới phương pháp nhất là giáo viên mới, giáo viên thâm niên cơng tác ít chưa quen vơi mơ hình hoạt động của trung tâm

- Cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa ở một số bộ môn quá tải, nhất là đối với học viên vùng cao và đối tượng cán bộ đi học; vẫn còn nặng về lý thuyết nên còn bất cập đối với việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống với học viên

- Đời sống giáo viên ở mức thấp nên ảnh hưởng đến việc đầu tư cho chun mơn một cách tồn tâm, tồn lực

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm không được hỗ trợ đầu tư như các trường THPT nên một số hoạt động chun mơn cịn gặp khó khăn

- Mặt bằng nhận thức của học viên khơng đồng đều có nhiều đối tượng học viên có hồn cảnh gia đình, trình độ nhận thức, lứa tuổi, địa vị cơng tác, thời gian gián đoạn học tập khác nhau

- Gia đình học viên đa số thuộc hộ nghèo hoặc các xã đặc biệt khó khăn, nhận thức về việc cho con em theo học chưa cao, nên chưa đầu tư nhiều cho việc học tập của con em mình. Vì thế cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa có hiệu quả

- Chế độ, chính sách cho các học viên học tại các trung tâm GDTX chưa thỏa đáng so với đối tượng học sinh tại các trường

Kết luận chƣơng 2

1. Công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong ba năm gần đây đã đi vào nề nếp, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, nên đã nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của trung tâm. Mặt khác, kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của khối trung tâm GDTX trong tỉnh Điện Biên và khảng định được uy tín đối với nhân dân

2. Giám đốc trung tâm đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp quản lý hoạt động của tổ chun mơn có hiệu quả; trong đó nổi bật là việc xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và mơ hình hoạt động của trung tâm; chú trọng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn; xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, cá nhân giáo viên; thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ viên; công tác tự học tự bồi dưỡng chuyên môn; hoạt động giảng dạy của giáo viên; công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên trong tổ và giáo viên đối với học viên để có sự điều chỉnh hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của trung tâm

3. Tuy nhiên vẫn còn những cấp bậc, hạn chế trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn:

- Mối quan hệ giữa giám đốc với tổ trưởng chuyên môn, giữa vai trò quản lý của giám đốc với vai trò chức năng của tổ trưởng nhiều khi chưa rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)