Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 93 - 95)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Trung tâm giáo dục

3.2.4. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Mục đích

Quản lý cơng tác tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm:

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để áp dụng yêu cầu đổi mới giáo dục

+ Nâng cao ý thức của giáo viên về việc tự bồi dưỡng để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Nội dung

- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm Cách thực hiện

- Ban giám đốc cử cán bộ, giáo viên tham gia học hè do Sở GD&ĐT Điện Biên tổ chức; thường xuyên cập nhật kiến thức để quán triệt, bồi dưỡng các nội dung về đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật... của Đảng và Nhà nước để phát triển giáo dục. Kiến thức về quản lý giáo dục đối với trưởng các tổ, khối trong năm học

- Yêu cầu tập thể sư phạm thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. Kỷ cương trong thực hiện chế độ chính sách, hoạt động chuyên môn và thi đua khen thưởng. Luôn là tấm gương sáng trong giảng dạy và giáo dục học viên. Thực hiện tốt cuộc vận động do ngành phát động “Xây dựng trung tâm thân thiện, học viên tích cực”; “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”...

- Thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ dự nguồn của trung tâm và cử cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ chun mơn

- Chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Điện Biên. Mặt khác căn cứ vào tình hình hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện cần lựa chọn modul bồi dưỡng thường xuyên trong mỗi năm học. Mỗi giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng trước mắt, lâu dài

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về công tác tự học, tự bồi dưỡng. Giám đốc tổ chức cho cán bộ giáo viên quán triệt về yêu cầu của công tác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Để kết quả bồi dưỡng chun mơn tốt thì mỗi giáo viên phải biến quá trình bồi dưỡng thành q trình tự bồi dưỡng. Từ đó giáo viên mới nhạy bén với sự thay đổi của xã hội; tạo sức mạnh, niềm tin, lý tưởng của mỗi giáo viên để mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường nhận thức đúng đắn vai trị, vị trí của mình và có trách nhiệm trong công tác

- Tổ chuyên môn lên kế hoạch phân công giáo viên trong tổ giúp đỡ lẫn nhau. Giáo viên có năng lực chuyên môn vững kèm giáo viên có năng lực chuyên môn yếu hơn, giáo viên mới ra trường.

- Hàng năm cùng với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giám đốc trung tâm có kế hoạch phân loại đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, việc đánh giá, phân loại phải chính xác. Để phân loại đúng được giáo viên. Giám đốc phải nắm bắt qua nhiều nguồn thông tin như: Dự giờ, thăm lớp, thao giảng, phiếu thăm dị học viên, thơng qua tổ, nhóm chun mơn. Phân loại đúng giáo viên giúp giám đốc phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu của người học.

- Giám đốc quản lý tốt hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn: nề nếp, qui định và nội dung, tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trung tâm; tổ chức thường niên giáo viên dạy giỏi các

cấp; các chuyên đề ngoại khóa... tất cả các hoạt động trên đều có tác dụng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Đối với các hoạt động này, trung tâm phải có kế hoạch cụ thể để cho tất cả giáo viên tham gia trong mỗi năm học

- Quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác tự bồi dưỡng. Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ rất cần được kiểm tra, đánh giá theo từng giai đoạn: cuối học kỳ, cuối năm học

- Xây dựng nguồn học liệu mở trung tâm, đề cương ôn tập cho các đối tượng học viên (học viên yếu kém, học viên khá - giỏi, học viên ôn thi tốt nghiệp). Ngân hàng kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm, thi thử cuối cấp... chú trọng trang bị sách tham khảo đối với thư viện của đơn vị

- Giám đốc vận động giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, làm đồ dùng dạy học...

- Chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm; kỹ năng lập kế hoạch dạy học công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng giao tiếp với học viên và cộng đồng

- Giám đốc là tấm gương sáng trong công tác tự bồi dưỡng Điều kiện thực hiện

Giám đốc cập nhật các công văn hướng dẫn về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của cấp trên để triển khai, quán triệt và yêu cầu thực hiện

Nắm bắt tốt tình hình đội ngũ của đơn vị để phân loại, sử dụng hợp lý để phát huy năng lực của họ và định hướng bồi dưỡng năng lực, sở trường

Công tác kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)