4. ĐIỆN THẾ MÀNG VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
4.2.2. Nguồn gốc của điện thế nghỉ
Điện thế màng lúc nghỉ có 3 nguồn gốc hay là có 3 nguồn góp lại
- Điện thế do khuếch tán Kali: ta biết tỷ lệ nồng độ Kali trong và ngoài màng rất cao tới 35/1 , theo phương trình Nemst ta tính được điện thế màng lúc nghỉ đối với Kali là - 61 1og 35 : -94 mV khi Kali là ton duy nhất tạo điện thế màng.
- Điện thế do khuếch tán Natri: tính theo phương trình Nernst thì:
Tuy nhiên do hiện tượng rị rỉ và tính thấm khác nhau của màng với con, trong đó tính thấm của màng với Kali cao hơn 100 lần so với Natri, do đó phần đóng góp của Kali nhiều hơn Natri. Dựa vào phương trình Goldman ta tính được điện thế màng là - 86 mỹ, đó là phần đóng góp của khuếch tán Kali và khuếch tán Natri gộp lại.
- Điện thế do bơm Natri - Kali: phần cuối cùng là phần đóng góp của bơm Na+ - K+ cho điện thế màng. Mỗi lấn bơm hoạt động thực chất có một điện tích dương đi ra khỏi tế bào, tạo ra một điện thế âm trong màng, phần điện thế âm do bơm Natri - Kali đóng góp tích cực là - 4mV.
Kali; Natri và bơm Natri - Kali. Đây là điện thế đo được ở các sợi thần kinh to và sợi cơ có kích thước tương đối to. Các loại sợi thần kinh nhỏ, neurone trong hệ thần kinh trung ương và sợi cơ trơn có điện thế màng từ - 40 đến - 60mv.