3. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
3.2.1. Tiêu hóa trong dạ dày lợn trưởng thành
3.2.1.1. Về cấu tạo
Có thể coi dạ dày lợn là loại trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Đặc điểm về phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra. Như vậy dạ dày lợn gồm có 5 vùng: 1- Vùng thực quản (nhỏ), 2- Vùng manh nang, 3- Vùng thượng vị, 4- Vùng thân vị, 5 - Vùng hạ vị.
Vùng thực quản khơng có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, khơng có pepsin và HCI. Vùng thân vị và hạ vị giống như dạ dày đơn (ở lồi ăn thịt).
3.2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa
Dịch vị trong dạ dày lợn chứa men pepsin và chymosin. Pepsin có hoạt tính phân giải mạnh, chymosin làm ngưng kết sữa nhanh, enzyme này có cả ở dạ dày lợn con và lợn trưởng thành.
enzyme có trong thức ăn thực vật. Sự tiêu hóa tinh bột xảy ra khá mạnh ở vùng manh nang và thượng vị, vì ở đó lớp thức ăn chưa ngấm HCI.
- Trong dạ dày lợn có q trình lên men vi sinh vật ở manh nang tạo ra các acid béo, nhưng không đáng kể, hàm lượng thấp 0, 1 % .
- Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu nên thức ăn được xếp thành lớp, làm cho hoạt lính enzyme và độ acid của các lớp thức ăn không giống nhau. Ở vùng hạ vị và phần thức ăn nằm sát vách dạ dày thì thức ăn được trộn lẫn với dịch vị tốt hơn, ở vùng lõi và thượng vị, thức ăn giữ được môi trường nhiều kiềm và men nước bọt nên tiêu hóa tinh bột vẫn tiếp tục xảy ra được.
Thí nghiệm ở ống dị nhiều tầng cho thấy: protein ở lớp dưới sát vách dạ dày được liêu hóa nhanh và độ acid cao.
- Lợn tiết dịch vị liên tục, khi cho ăn lượng dịch vị tăng lên, lượng dịch vị phụ thuộc chất lượng và tính chất thức ăn. Với thức ăn hỗn hợp, lợn tiết nhiều dịch vị hơn so với thức ăn đơn điệu. Trong một ngày, ở bữa ăn sáng dịch vị tiết tăng rõ rệt hơn bữa ăn chiều.
- Sự tiết dịch vị của lợn cũng có 2 pha:
+ Pha tiết phản xạ: kéo dài 1,5-3,0 giờ, tuỳ theo loại thức ăn pha này biểu hiện khác nhau. Khi ăn thức ăn tinh là chủ yếu thì pha phản xạ mạnh và kéo dài. Nếu thức ăn lên men thì pha này mạnh nhưng thời gian ngắn. Nếu là thức ăn bèo, rau thì pha này yếu.
+ Pha thể dịch (hóa học): Kéo dài tới 15 giờ hoặc hơn, dịch vị ở pha này thường thiếu khả năng tiêu hóa. Lúc đầu khoảng 1-3 giờ, dịch vị chủ yếu là dịch nhầy, có lúc thiếu HCI.