Tiêu hóa trong dạ dày lợn con

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 45 - 46)

3. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

3.2.2. Tiêu hóa trong dạ dày lợn con

Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ, sau cai sữa thì sống tự lập cho nên phải trải qua một q trình thay đổi khơng ngừng về hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện sống mới. Vì thế sự tiêu hóa trong dạ dày lợn con có những đặc điểm như sau:

 Lợn con trước một tháng tuổi, dịch vị khơng có HCI tự do, lúc này lượng acid tiết

ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Vì thiếu HCI tự do nên các vi sinh vật dễ có điều kiện phát triển gây bệnh đường dạ dày - ruột cho lợn, điển hình là bệnh phân trắng lợn con.

 Enzy me trong dịch vị đã có từ khi lợn con mới đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi

chưa thấy khả năng tiêu hóa thực tế vì trong dịch vị thiếu HCI. Hoạt lực của enzyme pepsin tăng lên theo tuổi một cách rõ rệt: ở 9 ngày tuổi tiêu hóa 30 mít fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 - 3 giờ, đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ.

Khả năng ngưng kết sữa của dịch v ị lợn con cũng b iến đổi theo tuổi: lượng chymosin tăng lên trước 1 tháng tuổi, sau đó lại giảm.

Thức ăn khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến sự tiết dịch vị. Thức ăn hạt kích thích tiết dịch vị mạnh hơn sữa, dịch vị chứa nhiều HCI hơn và sức tiêu hóa mạnh hơn.

 Vận động của dạ dày lợn con trước 10 ngày tuổi là liên tục khơng có thời kỳ nghỉ. Sau 10 ngày tuổi, thời kỳ vận động vẫn dài, thời kỳ nghỉ ngắn. Càng về sau thời kỳ vận động càng ngắn hơn, thời kỳ nghỉ càng dài hơn. (Bảng 2.l).

Bảng 2.l: Chu kỳ vận động của dạ dày lợn con lúc không cho ăn (phút)

Ngày tuổi Kỳ vận động Kỳ nghỉ 10 Vận động liên tục Không nghỉ 30 60 - 90 2 - 8 45 14 - 145 3 - 9 60 12 - 120 8 - 30 90 20 - 60 10 - 35 120 10 - 15 15 - 35

Trong q trình ni dưỡng lợn con theo mẹ, ta cần chú ý các thời kỳ sau: - Lợn con sơ sinh (5 - 7 ngày đầu) là thời kỳ bú sữa đầu, cần cho lợn con tận dụng sữa đầu vì sữa đầu có nhiều kháng thể, chất khoáng và vitamin.

Hai mươi ngày sau khi đẻ lượng sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu của lợn con lại tăng lên. Đây là giai đoạn khủng hoảng thứ nhất. Sau cai sữa, lợn con lại rơi vào tình trạng khủng hoảng thứ hai. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, cần tập cho lợn con ăn sớm, vừa để bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị tăng hàm lượng HCI và enzyme, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)