Hấp thu nước và muối khoáng

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 68 - 69)

6. SỰ HẤP THU

6.2.4. Hấp thu nước và muối khoáng

Nước được hấp thu bắt đầu từ dạ dày, hấp thu khá nhanh trong ruột non và hấp thu nhiều trong ruột già. Sự hấp thu nước chủ yếu theo cơ chế khuếch tán thẩm thấu và phụ thuộc vào nồng độ các chất hòa tan, tức là sự hấp thu nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của dung dịch.

Ơ đung dịch nhược trương thì nước được hấp thu trước cho đến khi đẳng trương thì chất hòa tan mới được hấp thu.

Trong dung dịch đẳng trương cả nước và chất hòa tan đều cùng được hấp thu và không phụ thuộc vào nhau.

Ở dung dịch ưu trương cả nước và chất hòa tan đều làm giảm nồng độ dung dịch cho tới đẳng trương, nước mới được hấp thu.

Sự hấp thu nước từ dung dịch đường phụ thuộc vào loại đường và nồng độ đường hòa tan. Trong dung dịch glucose đẳng trương nước được hấp thu tốt nhất (ở dung dịch glucose l-2%), ở dung dịch glucose có nồng độ cao hơn sẽ làm nước hấp thu ít.

Nước được cơ thể động vật hấp thu với một số lượng tương đối lớn , bị: 150-180 lít/24 giờ, lợn 231/24 giờ, người 81/24 giờ. Có khoảng 10% nước khống được hấp thu và thải theo phân.

- Muối khoáng được hấp thu chủ yếu ở ruột non, dưới dạng ton hòa tan trong nước.

Những con hóa trị thấp thì tốc độ hấp thu lớn hơn những con có hóa trị cao: K+> Na+ > Ca++ > Mg+; Cl- > SO4- > PO4---

Những muối có độ hịa tan cao được hấp thu mạnh hơn các muối có độ hịa tan thấp.

Tuy nhiên phần lớn các muối khoáng được hấp thu theo cơ chế hấp thu chủ động, ngược bậc thang nồng độ khi cơ thể yêu cầu.

Nảti và Kali được hấp thu chủ yếu dưới dạng muối clorua. Na+

được hấp thu nhờ vật tải chung với đường glucose và ngược bậc thang nồng độ.

Muối calci được hấp thu dưới dạng tạo thành phức chất với acid mật.

Phospho (P) được hấp thu dưới dạng hợp chất vô cơ. Với dạng hợp chất hữu cơ, phospho phải được tách ra mới hấp thu. Tốc độ hấp thu phospho phụ thuộc vào tốc độ phân giải các hợp chất của nó.

Mà được hấp thu ngược bậc thang nồng độ ở đoạn cuối ruột non.

Sắt được hấp thu dưới dạng hóa trị 2, cịn sắt hóa trị 3 thì hấp thu rất khó, thường nó được khử thành sắt 2 nhờ những chất khử như vitamin C, acid folic và những chất

khử khác của thức ăn. Một số tác giả cho rằng: nếu khơng có HCI trong dạ dày thì khơng thể xảy ra q trình lớn hóa sắt do đó khơng tạo thành dạng hấp thu được.

Các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, I, Co được hấp thu dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)