Protein của huyết tương

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 78 - 79)

4. THÀNH PHẦN CỦA MÁU

4.1.2. Protein của huyết tương

Có 3 loại chính: albumin, globulin và fibrinogen chiếm 6-8% tổng lượng huyết tương.

Albumin là loại protein tham gia cấu tạo nên các mơ bào, cơ quan trong cơ thể vì thế hàm lượng albumin trong máu biểu thị khả năng sinh trưởng của gia súc. Albumin được tổng hợp ở gan sau đó đi vào máu, rồi theo máu đến các mô bào tổ chức và tổng hợp thành albumin cho từng loại mơ. Albumin là tiểu phần chính tạo nên áp suất thẩm thấu thể keo của máu. Albumin còn tham gia vận chuyển các chất như acid béo, acid mật và một số chất khác.

- Globulin gồm có: α, β, γ- globulin

+ α và β- g lobu lin có ch ức năng vận chuyển colesterin, ho rmone stero id , phosphatid, acid béo và một số hợp chất khác. α, β -globulin do gan sản xuất ra.

+ γ - globulin tham gia vào chức năng miễn dịch gọi tắt là Ig (Immuno globulin), có

tất cả 5 loại là: Ig G, IgA, IgE, IgD và IgM. Cả 5 loại đó đều do lâm ba cầu sản sinh ra. Mỗi khi cơ thể bị một kháng nguyên lạ xâm nhập, nồng độ các Ig tăng lên để phản ứng lại các kháng nguyên đó, để bảo vệ cơ thể. Nồng độ Ig giảm trong bệnh thiểu năng hạch lâm ba. Globulin còn là thành phần tạo nên các yếu tố đông máu: I, II, V, VII, IX, X của huyết tương. Ngoài ra những ngưng kết tố (aglutinin), kết tủa tố (prexipitin) là do những globulin tạo nên có chức năng phịng vệ cơ thể.

Mối tương quan giữa lượng albumin và globulin trong huyết tương gọi là tỷ lệ A/G.

Tỷ lệ A/G ở một số loài như sau:

Bảng 3.5: Hàm lượng Albumin và Globutin trong huyết tương các loài gia súc (% )

Loài gia súc Albumin Globulin A/G

Lợn 4,4 3,9 1,13

Bò 3,3 4,1 0,81

Ngựa 2,7 4,6 0,59

Chó 3,1 2,2 1,41

Tương quan này gọi là hệ số protein phản ánh tình hình sức khoẻ của cơ thể và là một chỉ tiêu đánh giá phẩm chất con giống, cũng dùng để chẩn đoán bệnh.

Nếu A/G tăng thì hoặc A tăng hoặc G giảm. Nếu A/G giảm thì hoặc A giảm hoặc G tăng. A giảm khi đói protein lâu ngày, bị suy gan hay viêm cầu thận. G tăng là dấu hiệu có xâm nhập của vi khuẩn và vật lạ vào cơ thể. G tăng đột ngột là biểu hiện gia súc nhiễm trùng nặng.

- Fibrinogen hay chất sinh sợi huyết do gan sản sinh ra, tham gia vào quá trình đơng máu. Hàm lượng fibrinogen trong huyết tương của các lồi gia súc: bị : 60mg%; lợn = 300mg%; cừu và ngựa : 300-600mg%.

Protein huyết tương luôn ở thế cân bàng động nghĩa là ln có q trình phân giải và tổng hợp, thay cũ đổi mới dưới sự điều tiết của hệ thần kinh. Ngoài protein ra trong huyết tương cị n có các hợp chất chứa nhơ nh ư me, acid ước, creatin in , ammoniac, polipeptid, amino acid tự do... Ngơ của các hợp chất này được gọi là ngơ cặn". Lượng

nhơ cặn biểu thị cường độ phân giải protein trong cơ thể. Xác định lượng nhơ cặn có ý nghĩa trong lâm sàng.

Bảng 3.6: Lượng nitơ cặn trong huyết tương của các loài gia súc (mg%)

Lợn 20-40 Ngựa 30-58 Chó 20-45

Bị 30-5 Cừu 25-45 Gia cầm 20-60

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)