Sự nhai lạ

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 53 - 54)

3. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

3.3.4. Sự nhai lạ

Khi trâu bò ăn, thức ăn chưa nhai kỹ đã thiết xuống. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn được nước bọt và nước trong dạ dày thấm ướt, làm mềm ra, khi yên tĩnh gia súc lại ợ thức ăn lên miệng để nhai kỹ. Động tác nhai lại có thể chia làm 4 giai đoạn: ợ, nhai lại, hỗn hợp nước bọt và thiết xuống.

Nhai lại là một thích ứng sinh lý học giúp loài nhai lại ăn nhanh ngoài đồng cỏ và dự trữ được khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ.

Ợ nhai lại là thột động tác phản xạ phức tạp. Phản xạ này phát sinh do phần thơ của thức ăn kích thích vào thụ quan cơ giới của màng nhầy dạ tổ ong, tiền đình dạ cỏ và rãnh thực quản. Hưng phấn được truyền theo dây thần kinh nội tạng vào trung khu nhai lại ở hành tuỷ. Hưng phấn truyền ra theo dây thần kinh mê tẩu đến các cơ quan có quan hệ đến động tác ợ, gây phản xạ ợ lên. Phản xạ này bắt đầu bằng nhu động ngược của tiền đình dạ cỏ, dạ tổ ong và rãnh thực quản, đẩy một phần thức ăn lên cửa thượng vị. Tiếp đó thực quản giãn nở, thức ăn đi vào thực quản và do nhu động ngược của thực quản đẩy thức ăn lên miệng, gây

nên phản xạ nhai lại. Mỗi v iên thức ăn được nhai từ 20 - 60 giây, sau đó sẽ được nuốt trở lại dạ cỏ.

Sau khi ăn, với trâu bò khoảng 30 - 70 phút, dê cừu 20 - 45 phút thì con vật có thể bắt đầu nhai lại, nhất là thời gian nằm nghỉ thì nhai lại dễ phát sinh nhất. Thời g ian mỗ i lần nhai lại bình quân 40 - 50 phút, sau đó ngh ỉ một th ời g ian rồ i tiếp tục nhai lại. Mỗi ngày đêm, trâu bị có thể nhai lại 6 - 8 lần (bê, nghé đã ăn cỏ 16 lần). Thời gian dùng vào việc nhai lại mỗi ngày đêm là 7 -8 giờ.

Nhai lại là một hiện tượng sinh lý của loài nhai lại. Nếu ngừng nhai lại thường dẫn đến hậu quả không tốt: tiêu hóa kém, rố i loạn tiêu hóa, chướng hơi dạ co

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)