Phương pháp mổ dạ dày để lấydịch vị nghiên cứu

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 43 - 44)

3. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

3.1.3.Phương pháp mổ dạ dày để lấydịch vị nghiên cứu

Để hiểu biết đầy đủ về thành phần, tính chất dịch vị, từ lâu người ta đã tìm tịi các phương pháp lấy được dịch vị từ dạ dày, trong đó cách mổ trường diễn tỏ ra có ưu thế hơn cả.

3.1.3.1. Phương pháp mổ dạ dày lớn của Basov (1842)

ông tiến hành gây mê chó, mở bụng rồi chọc thủng dạ dày và đặt vào lỗ thủng một ống thoát bằng kim loại, một đầu khâu chặt vào thành dạ dày, đầu kia đưa ra ngoài thành bụng cố định vào da. Sau khi chăm sóc lành vết thương, ơng tiến hành nghiên cứu bằng cách cho chó ăn và lấy dịch vị qua ống thốt ở thành bụng. Lượng dịch vị nhiều nhưng lẫn thức ăn, nước uống, không được tinh khiết.

3.1.3 .2. Ph ương pháp bữa ăn giả của Paplop (1889) (hình2.3).

Ơng cải tiến phương pháp Basov bằng cách vừa mổ đặt ống thoát dạ dày, lại mổ và cắt đôi thực quản, đưa hai đầu thực quản ra ngoài và cố định lại. Khi cho ăn, thức ăn không vào dạ d ày mà rơi ra ch ậu qu a lỗ trên cổ. Trường hợp này cho phép lấy được dịch vị tinh kh iết nhưng không nghiên cứu được sự tác động trực tiếp của thức ăn lên thành dạ dày và phải bơm thức ăn vào dạ dày để ni sống chó.

3.1.3.3. Phương pháp mổ dạ dày bé của Heidenhain (1879) - Hình 2.4

ơng tiến hành cắt ngang đường cong lớn hoặc đường cong bé của dạ dày thành những hình tam giác rồi khâu kín lại thành túi nhỏ, ở góc trái đặt ống thốt dạ dày và

đưa ra ngoài thành bụng để lấy dịch vị. Phương pháp này mắc một nhược điểm là do cắt ngang bờ cong đã làm đứt mạch máu và dây thần kinh phân bố dọc bờ cong. Vì

thế, ảnh hưởng của pha thần kinh tới sự tiết dịch vị không được phản ánh đầy đủ.

3.1.3.4. Phương pháp mổ dạ dày bé của Pavlov (1894) - Hình 2.4.

Trên cơ sở rút kinh nghiệm các phương pháp trên, Pavlov cải tiến cách mổ dạ dày bé bằng cách - cắt dọc dạ dày từ hạ vị lên thượng vị dọc theo 2 đường cong rồi khâu lại thành dạ dày bé, phần cơ ở đầu trên của dạ dày bé vẫn nối liền với dạ dày, còn đầu dưới đặt ống thoát để đưa ra ngồi thành bụng. Phương pháp này có ưu điểm: lấy được dịch vị tinh khiết, nghiên cứu được đầy đủ tác dụng cơ học của thức ăn khi chạm vào dạ dày và ảnh hưởng của sự điều tiết thần kinh tới sự tiết dịch vị.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 43 - 44)