3. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
4.3.3. Dịch ruột non
4.3.3.1. Sự bài tiết dịch ruột
Dịch ruột non tiết ra từ các tuyến ruột và các thành phần cấu tạo khác của ruột non.
Tuyến Brunner ch ỉ phân bố ở đo ạn tá tràng tiết ra d ịch nhầy . Các tuy ến Lieberkun phân bố suốt dọc niêm mạc ruột non tiết ra nước và muố i vô cơ. Các enzyme liêu hóa thì được tổng hợp trong các tế bào niêm mạc ruột, khi các tế bào này bong ra theo chu kỳ ba ngày một lần và bị phá huỷ sẽ giải phóng ra các enzyme vào dịch ruột. Ngoài ra các tế bào nhầy nằm xen kẽ trong tế bào niêm mạc ruột cũng tiết ra dịch nhầy, chúng còn phối hợp với bào tương nằm dưới lớp niêm mạc tiết ra kháng thể IgA.
Lúc ruột rỗng chưa có thức ăn, dịch ruột hầu như không được tiết ra, khi bắt đầu có "vị đáp" là dạng thức ăn được tiêu hóa một phần từ dạ dày chuyển sang tá tràng thì dịch ruột cũng bắt đầu tiết ra, ở người lượng dịch ruột tiết ra trong 24 giờ tới 1000 ml.
4.3.3.2. Thành phần, đặc tính của dịch ruột
Dịch ruột là chất lỏng, sánh, rất nhớt và đục do chứa nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc, có phản ứng kiềm tính pH = 8,2-8,7.
- Trong thành phần của dịch ruột có: Nước chiếm 98% còn lại là vật chất khơ, trong đó chất vơ cơ gồm các muối kiềm carbonate, phosphate, clorua, chất hữu cơ chiếm 1 % gồ m nhầy mucin, các enzy me, mảnh vỡ tế bào.
- Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là các enzyme. Tuy nhiên dịch ruột chỉ có tác dụng bổ sung và hồn thiện cho q trình tiêu hóa hóa học chứ không thể thay thế được cho các dịch liêu hóa khác.
Hỗn hợp dịch ruột với thức ăn được tiêu hóa tạo thành một chất nửa lỏng chiếm lượng khá lớn trong ruột non gọi là dưỡng trấp, lượng dưỡng trấp ở cừu là 1,5-2,5 lít, ở lợn 5,0-7,5 lít, ở bị 15,0-20,0 lít, ở ngựa 19,0-26,0 lít. Thành phần dưỡng trấp tương đối ổn định, điều này cần cho sự liêu hóa và hấp thu ở ruột non, nếu lấy hết dưỡng trấp con vật sẽ chết.
- Nhóm enzyme phân giải prolein
+ Erepsin: thuỷ phân albumose và pepton thành amino acid, erepsin không lác dụng lên phân tử protein nguyên vẹn, trừ prolein sữa (casein).
+ Iminopeptidase: cắt các imino acid (thoăn và oxy thoăn) khỏi chuỗi peptid nên còn
gọi là enzyme prolinase.
+ Aminopeptidase: cắt mạch peptid về phía đầu có nhóm quan tự do để tạo thành peptid và amino acid.
+ Dipeplidase và tripeptidase: có tác dụng phân giải dipeptid và tripeptid thành các
amino acid.
+ Nhó m enzy me phân giải acid nucleic bao gồ m nuclease, nucleotidase và nucleosidase tác dụng như sau:
- Nhóm enzyme phân giải glucid
Nhóm này gồm: amylase, maltase, saccharase và lactase có tác dụng phân giải như các men trong dịch tụy.
Nhóm enzyme phân giải lipid
Lipase, phospholipase, cholesterolesterase giống như tụy, chúng phân giải 2-5% lượng lipid còn lại do lipase dịch tụy phân giải chưa hết.
- Các enzyme khác
+ Phosphatase kiềm có lác dụng phân giải tất cả các phosphate vô cơ và hữu cơ. +
Enterokinase: có tác dụng hoạt hóa trypsinogen thành trypsin hoạt động.
4.3.3.4. Sự điều hòa tiết dịch ruột
Điều hòa thần kinh
+ Khi cho ăn thấy dịch ruột tăng tiết, kích thích dây phế vị làm tăng tiết dịch ruột cả số
lượng và chất lượng enzyme.
+ Nhờ tác động trực tiếp về cơ học và hóa học ở ruột gây bài tiết dịch ruột tự động, đoạn ruột nào chịu kích thích đoạn đó tiết dịch. Đám rố i thần kinh Meissner tham gia đ iều tiết quá trình tự động này.
- Điều hòa thể dịch
Khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột non, tế bào niêm mạc ruột tiết ra duocrinin và enterokinin. Duocrinin ngấm vào máu đến kích thích sự tiết dịch ruột của tuyến Brunner, còn enterokin in đến kích thích tuyến Lieberkun. Ngoài ra các thể dịch pancreozymin, gastrin cũng làm tăng tiết dịch ruột.
4.3.3.5. Tiêu hóa ở màng (ruột)
Nghiên cứu q trình tiêu hóa ở ruột non, A.M.Ugolep nhận thấy sự tiếp xúc của thức ăn với màng nhầy ruột có ý nghĩa quan trọng đối với sự phân giải các chất dinh dưỡng của thức ăn do tác dụng của enzyme. Sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng trên bề mặt màng nhầy ruột non gọi là tiêu hóa ở màng. Ugolep cho rằng: tiêu hóa do dịch trong xoang ruột chỉ chiếm 20 - 50%, cịn chủ yếu tiêu hóa ở màng chiếm tới 50 - 80%.
Tiêu hóa ở màng được tiến hành nhờ cấu tạo của màng nhầy ruộ t non có lớp tế bào nhung mao, trên bề mặt của mỗi nhung mao có riềm bàn chải được tạo thành từ vô số các vi nhung mao, làm cho diện tích tiếp xúc của ruột non tăng lên thêm 30 lần. Lớp nhung mao có tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các hợp chất cao phân tử đi vào tế bào. Nó làm dàn xúc tác cho các enzyme hoạt động và cố định các enzyme liêu hóa. Các enzyme tiêu hóa này có thể từ dịch ruột thấm vào, có thể do các tế bào nhung mao tổng hợp nên. Vì có sự tiêu hóa màng nên người ta chia q trìn h tiêu hóa ở ruột non thành 3 giai đoạn như sau: tiêu hóa ở xoang - tiêu hóa ở màng - hấp thu.
4.3.3.6. Các phương pháp mổ một để lấydịch nghiên cứu
Phương pháp Thyry
Cắt rời một đoạn ruột rồi đưa đầu phía dưới (tính từ phía tá tràng) ra ngồi thành bụng và cố định lại. Có thể lấy được dịch ruột.
- Phương pháp Thyry -Wella
Cũng cắt rời một đoạn ruột, nhưng khâu cố định cả hai đầu cắt của đoạn ruột ra ngồi thành bụng. Có thể lấy được dịch từ đầu dưới, đồng thời có thể nghiên cứu cử động nhu động của ruột.
- Phương pháp Pavlov
ông cải tiến phương pháp Thyry - Wella bằng cách lại cắt đôi đoạn ruột đã cắt rời, nối hai đầu trên với nhau và khâu cố định hai đầu dưới ra ngoài thành bụng. Phương pháp này lấy được dịch ruột ở cả hai đầu.
Ngồi ra cịn có phương pháp lập cầu nối ruột Xinhêxêcốp cho phép lấy được dịch ruột ở mọi đoạn ruột khác nhau (sẽ giới thiệu kỹ trong thực hành môn học).