Hệ nhóm máu ABO ở ngƣờ

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 89 - 90)

4. THÀNH PHẦN CỦA MÁU

5.1. Hệ nhóm máu ABO ở ngƣờ

Khi nghiên cứu máu người, người ta phát hiện ra các yếu tố khác nhau:

Trên màng hồng cầu có hai yếu tố gọi là ngưng kết nguyên A và B (kháng nguyên A và B). Trong huyết tương có hai yếu tố gọi là ngưng kết tố a và ~ sáng thể a và ~ Không phải bất cứ người nào cũng có đủ 4 yếu tố nói trên, mà được phân chia ra làm 4 nhóm người khác nhau:

- Nhóm I gồm những người trên màng hồng cầu khơng có ngưng kết ngun A và B; trong huyết tương có cả hai ngưng kết tố α và β

- Nhóm II gồ m những người trên màng hồng cầu chỉ có A, khơng có B; trong huyết tương chỉ có β khơng có α

- Nhóm III gồm những người trên màng hồng cầu chỉ có B, khơng có A; trong huyết tương chỉ có α, khơng có β

Nhóm IV gồm những người trên màng hồng cầu có cả A và B nhưng trong huyết tương khơng có cả α và β .

Ngưng kết tố α luôn đối lập với ngưng kết nguyên A, còn ngưng kết tố 13 lại đối lập với ngưng kết nguyên B. Khi A gặp α và B gặp β thì hồng cầu bị ngưng kết. Do đó, thuộc hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm như sau (theo Landsteiner).

Bảng 3.14: Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO

Tên nhóm máu Ngưng kết nguyên Ngưng kết tố

I hay O Không α , β

II hay A A β

III hay B B α

IV hay AB AB không

Tỷ lệ phần trăm nhóm máu thay đổi theo các chủng tộc khác nhau.

Phản ứng ngưng kết hồng cầu thực chất là sự tương tác miễn dịch giữa kháng nguyên - kháng thể. Ngưng kết nguyên A, B là các kháng nguyên có bản chất là các polysacchand. Còn ngưng kết tố α và β là các kháng thể IgM có bản chất là globulin.

Trong thực hành truyền máu khi chỉ truyền một lượng ít khoảng dưới 0,25 lít (l đơn vị truyền máu, người ta cho phép chỉ chú ý đến hồng cầu người cho và huyết tương người nhận. Sở dĩ như vậy vì với khối lượng ít của huyết tương máu người cho, khi vào cơ thể người nhận có thể hịa đồng với khối lượng lớn của máu người nhận. Tuy nhiên, hồng cầu người cho không được đối kháng với huyết tương người nhận. Do

vậy, có thể thực hiện truyền máu theo bảng sau:

Bảng 3.15: Sự tương tác giữa huyết tương máu nhận và hồng cầu máu cho

Huyết tương máu nhận I II III IV

α + β β α Không

Hồng cầu máu cho

I- O - - - -

II - A + - + -

III- B + + - -

IV - AB + + + -

Ghi chú: + Ngưng kết; - Không ngưng kết

Như vậy máu nhóm I (O) có thể truyền cho người thuộc nhóm I và cho các nhóm II, III IV được gọi là nhóm chuyên cho. Máu nhóm II (A) cho người cùng nhóm và nhóm IV Máu nhóm III (B) cho người cùng nhóm và nhóm IV (A B). Máu nhóm IV (AB) chỉ cho được người cùng nhóm và gọi là nhóm chuyên nhận. Có thể tóm tắt trong sơ đồ.

Tuy nhiên với khối lượng ít và về lý thuyết là cho phép, nhưng cũng ít khi thực hiện. Ngay trong trường hợp truyền máu cùng nhóm cũng cần thiết phải làm phản ứng chéo lần cuối cùng trước khi truyền. Phương pháp là rạch nhẹ trên da tay người được truyền để máu chảy ra, rồi nhỏ trực tiếp một vài giọt máu định truyền lên vết rạch và quan sát.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)