Khái quát hoạt động đào tạo của Trường Đại học FPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 42 - 44)

2.1. Khái quát hoạt động khảo sát

2.1.1. Khái quát hoạt động đào tạo của Trường Đại học FPT

Trường ĐH FPT được thành lập theo quyết định số 208/2006/QĐ-TTg ngày

08/09/2006 và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH tư thục theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 17/4/2009 của của Thủ tướng Chính phủ. Sau 7 năm thành lập, Trường ĐH FPT khơng ngừng đa dạng hóa loại hình đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của xã hội. Đến nay, nhà trường có các hệ đào tạo: Sau ĐH, ĐH chính quy, cao đẳng thực hành, liên kết quốc tế, liên thông từ cao đẳng lên ĐH, đào tạo ngắn hạn (Arena, Aptech), THPT. Với địa bàn đầu tiên ở Hà Nội, đến nay, Trường ĐH FPT đã có cơ sở đào tạo tại 6 tỉnh thành trong cả nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đắc Lắc và 2 cơ sở hải ngoại tại Myanmar và Lào. Riêng hệ ĐH hiện có cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngành nghề đào tạo cũng được đa dạng hóa hơn, hiện nhà trường đang triển khai đào tạo 02 khối ngành (Công nghệ thông tin và Kinh tế) với 8 chuyên ngành của hệ ĐH: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật Điện tử và Truyền thơng, An ninh-an tồn thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị kinh doanh và Tài chính Ngân hàng.

Việc đa dạng hóa loại hình, mở rộng địa bàn, ngành nghề đào tạo cho thấy sự phát triển nhanh chóng quy mô đào tạo của nhà trường nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đối với lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lý CLĐT. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người học và yêu cầu xã hội, trường ĐH FPT đã chú trọng nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ GV và cơ sở vật chất cho tương xứng với quy mô và định hướng phát triển của nhà trường.

Trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục &ĐT, Trường ĐH FPT đã tổ chức xây dựng chương trình đào tao với sự tham khảo các chương trình tiên tiến từ các tổ chức quốc tế (ABET, ACM cho khối ngành Công nghệ thơng tin) và trường

đại học uy tín trên thế giới (The Wharton School of the University of Pennsylvania cho khối ngành Kinh tế). Chương trình đào tạo được xây dựng với triết lý lấy SV làm trung tâm, thiết kế các giai đoạn học tập khoa học, hợp lý nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của người học. Nhà trường cũng đã hoàn tất việc công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo ĐH để làm cơ sở cho việc đánh giá CLĐT sau khi SV tốt nghiệp.

Nhận thức rõ đội ngũ GV là yếu tố quan trọng quyết định CLĐT, lãnh đạo nhà trường luôn coi trọng công tác tuyển chọn, xây dựng và phát triển đội ngũ để xây dựng được lực lượng GV có tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ chun mơn và nghiệp vụ tốt. Với tỷ lệ GV cơ hữu có trình độ ĐH và GV trẻ cịn cao, nhà trường đã có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp lực lượng này phát triển để có thể đảm nhận vai trò nòng cốt cho các ngành đào tạo trong trường.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng giảng viên cơ hữu

STT TRÌNH ĐỘ GIẢNG VIÊN SỐ LƯỢNG

1. Tổng số GV cơ hữu 293

2. Số GV cơ hữu có chức danh Phó giáo sư 1

3. Số GV cơ hữu có trình độ Tiến sĩ 18

4. Số GV cơ hữu có trình độ Thạc sĩ 158

5. Số GV cơ hữu có trình độ Đại học 116

Nguồn: Báo cáo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học FPT năm học 2013-2014

Cùng với việc chăm lo phát triển đội ngũ GV cơ hữu, hàng năm, trường ĐH FPT còn mời các GV thỉnh giảng từ các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.... về giảng dạy tại trường nhằm huy động chất xám của các nhà khoa học và các GV chun mơn tốt vào mục đích nâng cao CLĐT của nhà trường.

Song song với việc mở rộng loại hình, địa bàn và quy mô đào tạo, lãnh đạo trường ĐH FPT đã có chiến lược phát triển cơ sở vật chất tương xứng với định hướng phát triển của nhà trường. Năm 2012, cơ sở chính của trường tại Khu Cơng nghệ cao Hòa Lạc đi vào hoạt động với cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ các tiện nghi đã tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của SV, nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ GV, CBNV.

Tính đến tháng 11/2014, nhà trường đang quản lý gần 18000 SV, trong đó có khoảng gần 5100 SV thuộc hệ ĐH. Cũng đến thời điểm này, Trường đã đào tạo 2,400 SV hệ ĐH tốt nghiệp, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn FPT cũng như một số doanh nghiệp Công nghệ thông tin khác trong và ngoài nước. Đặc biệt, gần 100% SV tốt nghiệp có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp cho thấy sự đúng đắn và phù hợp của định hướng đào tạo liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 42 - 44)