Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý được đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 91 - 92)

Mỗi biện pháp được đề xuất trong mục 3.2 đều có tính độc lập tương đối và có tính đặc thù, ý nghĩa riêng của chúng nhằm triển khai thành công hoạt động QLCLĐT theo tiếp cận TQM. Tuy nhiên, giữa các biện pháp này ln ln có mối quan hệ, tác

động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác QLCLĐT của trường ĐH FPT. Do đó, để thực hiện thành công QLCLĐT theo tiếp cận TQM không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng.

Nhận thức có vai trị định hướng và cải tạo thực tiễn theo mục đích của con người. Do đó, tác giả đề xuất biện pháp đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, định hướng cho đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV về công tác QLCLĐT theo tiếp cận TQM là biện pháp đầu tiên, làm tiền đề để thực hiện các biện pháp cịn lại. Các biện pháp có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, chẳng hạn như:

- Biện pháp: “Cải tiến hoạt động khảo sát ý kiến khách hàng để thu thập thông tin phản hồi kịp thời nhằm thực hiện các hoạt động quản lý đào tạo hướng tới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng” sẽ cung cấp nguồn thông tin tin cậy cho

hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Biện pháp “Xây dựng và phát triển các mơ hình đội, nhóm làm việc hiệu quả đảm bảo sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm trong quản lý chất lượng đào tạo theo tinh thần TQM” sẽ giúp phá vỡ rào cản của các bộ phận, đơn vị trong nhà

trường, là cơ sở để xây dựng và phát triển nền văn hóa chất lượng và là yếu tố thúc đẩy cải tiến liên tục được thực hiện thành công.

- Biện pháp “Áp dụng hiệu quả các công cụ thống kê vào quản lý dữ liệu đào tạo để đảm bảo cung cấp thơng tin và giám sát q trình quản lý chất lượng, giảm thiếu sai sót” giúp đánh giá chính xác hiện trạng chất lượng của nhà trường, cung

cấp nguồn thông tin quan trọng cho hoạt động cải tiến CLĐT.

- Biện pháp “Xây dựng môi trường dân chủ, hợp tác, chia sẻ tạo nền tảng duy trì và phát triển văn hóa chất lượng- yếu tố nền tảng của quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM” là cơ sở để thực hiện tốt các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 91 - 92)