Xây dựng môi trường dân chủ, hợp tác, chia sẻ tạo nền tảng duy trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 90 - 91)

3.2. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM

3.2.5. Xây dựng môi trường dân chủ, hợp tác, chia sẻ tạo nền tảng duy trì

triển văn hóa chất lượng- yếu tố nền tảng của quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM

3.2.5.1. Mục đích:

- Tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV thực hiện tốt các mục tiêu của nhà trường

- Góp phần tạo ra sự cam kết làm việc cho các thành viên trong nhà trường - Tạo dựng các yếu tố nền tảng của văn hóa chất lượng trong nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp đề xuất ở trên

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Lãnh đạo trường tổ chức thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở, đặt lịch tiếp dân hàng tuần, bố trí phịng tiếp dân để lắng nghe các ý kiến phản ánh từ CBQL, GV, CBNV và SV về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của trường

- Phát huy vai trị định hướng của Cơng đồn trường trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Cơng đồn trường cần triển khai có hiệu quả các Hội nghị dân chủ và các chương trình đối thoại trong nhà trường nhằm tạo cơ hội để lắng nghe các ý kiến phản hồi trực tiếp của các thành viên trong nhà trường. Qua đó, lãnh đạo trường sẽ xác định được các tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ để có các điều chỉnh thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ.

- Tăng cường mối liên hệ giữa lãnh đạo trường với SV bằng cách tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với SV hàng kỳ: Sau mỗi đợt khảo sát ý kiến SV về hoạt động

đào tạo, lãnh đạo trường cần tổ chức các chương trình đối thoại với SV để lắng nghe những nhu cầu, nguyện vọng cũng như giải đáp những ý kiến phản hồi của SV thu được sau khảo sát. Việc làm này sẽ giúp lãnh đạo trường hiểu được rõ hơn những nhu cầu, nguyện vọng của SV, kịp thời giải đáp những thắc mắc, động viên SV tích cực trong việc học tập. Qua những hoạt động này, khoảng cách giữa lãnh đạo trường với SV càng được rút ngắn, góp phần tạo nên sự gần gũi, chia sẻ trong nội bộ nhà trường.

- Phát huy mơi trường văn hóa dân chủ, bình đẳng ngay trong đội ngũ SV: Hàng kỳ, phòng CTSV phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tổ chức các hội nghị SV ở các cơ sở đào tạo theo chủ điểm. Thơng qua các chương trình đó, SV có thể trao đổi, chia sẻ với nhau những quan điểm, kinh nghiệm cá nhân về mọi vấn đề liên quan đến vấn đề học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống… Đây cũng là kênh thu thập các ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động đào tạo của nhà trường để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến chất lượng.

- Giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của đội ngũ CBQL, GV và CBNV thơng qua đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Điều này thể hiện tính dân chủ, bình đẳng trong việc xử lý các ý kiến khiếu nại, góp phần nâng cao sự hài lịng của khách hàng.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động

giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức hoạt động đoàn thể giữa các cơ sở đào tạo nhằm

tạo môi trường học hỏi giữa các bộ phận, cá nhân hướng tới nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo và đội ngũ CBQL, GV và CBNV trong việc xây dựng quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Phải phổ biến rộng rãi quy chế dân chủ trong toàn trường cũng như các sổ tay hướng dẫn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân (sổ tay GV, sổ tay CBNV, sổ tay SV) đến các thành viên trong nhà trường

- Quy định rõ nhiệm vụ của Công đồn trường và có biện pháp giám sát việc thực hiện các hoạt động của tổ chức này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 90 - 91)