Tình hình áp dụng một số cơng cụ kiểm sốt chất lượng bằng thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 74 - 77)

ở trường ĐH FPT như bảng dưới đây:

Bảng 2.16: Tình hình áp dụng một số cơng cụ kiểm sốt chất lượng bằng thống kê kiểm sốt chất lượng bằng thống kê

Các công cụ Mô tả cơng cụ Tình hình áp dụng ở trường ĐH FPT Các công cụ đối với các dữ liệu mô tả

Nhận diện chính mình qua trung gian tin cậy (Benchmarking)

So sánh một q trình, một khía cạnh hay vị thế cạnh tranh của tổ chức mình với các đối thủ cạnh tranh và xác định khả năng cải tiến.

Đã tham gia kiểm định QS (Quacquarelli Symonds)-Một hệ thống kiểm định chất lượng các trường ĐH uy tín. Tuy nhiên hiện nay, nhà trường chưa sử dụng đa dạng công cụ này.

Sơ đồ nhân quả (Cause – Effect diagram)

Phân tích, tìm ra các ngun nhân sâu xa, cụ thể gây ra sai lỗi. Xác định mức độ của các nguyên nhân (men, methods, machines, materials).

Hàng tháng các đơn vị đều có các báo cáo chất lượng với các chỉ tiêu không đạt phải xác định rõ nguyên nhân không đạt và đề xuất các hành động khắc phục. Tuy nhiên, thực tế việc phân tích nguyên nhân của một số cơ sở đào tạo thực hiện chưa đạt yêu cầu, chưa tìm ra được nguyên nhân sâu xa, cốt lõi của vấn đề.

Lưu đồ (Flow chart)

Mô tả tiến trình, thứ tự các cơng việc, các quá trình cần tuân thủ. Từ đó tạo khả năng hoàn thiện hay thiết kế lại quá trình.

Đã lưu đồ hóa tất cả các q trình chính trong hoạt động đào tạo của nhà trường vào các quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc.

Các công cụ đối với dữ liệu bằng số Biểu đồ kiểm

soát (Control Chart)

Chuẩn đốn: lượng hố tính ổn định của quá trình; Kiểm sốt: xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình, khi nào cần duy trì quá trình; Quyết định: cách thức cải tiến một quá trình.

Chưa áp dụng tốt biểu đồ kiểm sốt để lượng hóa tính ổn định của quá trình. Việc điều chỉnh quá trình được thực hiện chủ yếu khi phát hiện ra giữa thực tế và quá trình vênh nhau lớn hoặc do các đơn vị chủ động đề xuất thay đổi.

Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

Sơ đồ cột theo thứ tự độ lớn của các trục trặc, sai lỗi. Từ đó, xét ưu tiên những hoạt động khắc phục và phòng ngừa.

Chưa được sử dụng trong việc phân tích và đánh giá các điểm chưa phù hợp trong hoạt động kiểm tra chất lượng để xác định độ lớn của các lỗi.

2.2.2.4. Tình hình xây dựng mơi trường văn hóa chất lượng trong nhà trường

Trong quá trình đào tạo, lãnh đạo trường xác định chất lượng là đặt vấn đề được đặt lên hàng đầu vì thế việc tạo dựng mơi trường văn hóa chất lượng được quan tâm thực hiện. Lãnh đạo nhà trường đã chú trọng việc xây dựng và vận hành ổn định, thống nhất các quy trình ĐBCL cốt lõi; Xây dựng hệ thông thông tin phản hồi đa dạng, chia sẻ rộng rãi các thông tin phản hồi đến các đối tượng liên quan trong và ngoài nhà trường; Xây dựng được cơ chế giám sát, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên các hoạt động dạy và học (phê duyệt thiết kế chương trình, định kỳ xem xét và điều chỉnh nội dung chương trình, xác định “chuẩn đầu ra”, đánh giá người học, tài nguyên học tập)…Với những biện pháp quản lý trên, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm lành mạnh, văn minh, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ CBQL, GV, CBNV xác nhận mơi trường văn hóa chất lượng của nhà trường đã được xây dựng và duy trì khá đồng đều với điểm đánh giá trung bình thực hiện ở mức khá. Kết quả

đó được minh họa bằng 2 biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ CBQL, GV và CBNV xác nhận nhà trường đã xây dựng được mơi trường văn hóa chất lượng

Biểu đồ 2.11: Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện việc xây dựng và duy trì mơi trường văn hóa chất lượng

Tuy vậy, vẫn còn khoảng 10% CBQL, CBNV và GV cho rằng nhà trường chưa xây dựng và duy trì được mơi trường văn hóa chất lượng. Qua phỏng vấn, tác giả nhận thấy ngay bản thân khái niệm văn hóa chất lượng cũng chưa được các thành viên trong nhà trường hiểu biết đầy đủ và rõ ràng. Thậm chí một số CBQL, GV và CBNV vẫn còn mơ hồ trong việc xác định nhà trường đã thực hiện tốt văn hóa chất lượng chưa. Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần truyền thông thường xuyên hơn tới cán bộ, GV thế nào là văn hóa chất lượng, làm thế nào để xây dựng được nó, mục tiêu của nhà trường khi xây dựng mơi trường văn hóa chất lượng là gì… Cùng với các biện pháp hành chính, lãnh đạo trường cần kết hợp thêm các biện pháp tâm lý để hình thành vững chắc hơn các giá trị, niềm tin, sự hợp tác và chia sẻ trong nội bộ nhà trường, từ đó mơi trường văn hóa chất lượng được thừa nhận rộng rãi và phát triển bền vững hơn.

2.2.2.5. Hoạt động của hệ thống thông tin truyền thông của nhà trường

Để đánh giá hệ thống thông tin và truyền thông của trường ĐH FPT, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV và CBNV 2 nội dung: Tính hiệu quả của hệ thống truyền thông nội bộ của nhà trường và sự thông suốt của hệ thống thông tin giữa các cấp quản lý. Tương tự như các nội dung trên, kết quả thu được gồm 2 khía cạnh: Xác nhận có hay khơng việc thực hiện và đánh giá mức độ thực hiện các nội dung. Kết quả như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 74 - 77)