Đa dạng hóa phương thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền, định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 83 - 84)

3.2. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM

3.2.1. Đa dạng hóa phương thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền, định

cho đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV về công tác QLCLĐT theo tiếp cận TQM 3.2.1.1 Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV về các định hướng chất lượng, các định hướng chiến lược, yêu cầu đáp ứng nhu cầu khách hàng, yêu cầu cải tiến liên tục CLĐT, trách nhiệm tham gia của mọi thành viên trong nhà trường vào hoạt động đào tạo... Tăng cường sự quan tâm, thái độ hợp tác, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhà trường về cơng tác QLCLĐT, góp phần thực hiện thành công công tác QLCLĐT theo tiếp cận TQM.

3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện

- Đăng tải các định hướng chất lượng và định hướng chiến lược lên trang thông tin nội bộ, ấn phẩm nội bộ để mọi thành viên trong nhà trường đều có thể tiếp cận, tiện tra cứu khi có nhu cầu.

- Quán triệt nhiệm vụ của CBQL về việc phổ biến đầy đủ đến GV và CBNV trong đơn vị các chính sách, định hướng quan trọng của nhà trường. CBQL đóng vai trị là người kết nối giữa lãnh đạo trường với các thành viên trong đơn vị. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp tác động đến nhận thức, lãnh đạo trường cần có hoạt động kiểm tra việc định hướng chất lượng, định hướng chiến lược, các chủ trương, chính sách đến các thành viên trong đơn vị của các CBQL.

- Tổ chức các buổi trao đổi giữa lãnh đạo trường với đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV để truyền tải chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường cũng như các yêu cầu cơ bản của công tác QLCLĐT theo tiếp cận TQM.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực chất lượng, quản lý chất lượng, mơ hình TQM để tăng cường sự hiểu biết cho các thành viên trong nhà

trường về mơ hình mà nhà trường đang triển khai. Các khóa đào tạo nên chia nhỏ các nội dung theo chuyên đề để đào tạo cho CBQL, GV và CBNV từng cơ sở đào tạo. Kết thúc mỗi khóa đào tạo cần có hình thức đánh giá phù hợp để xác định được mức độ hiểu biết của các đối tượng và có biện pháp đào tạo lại.

- Tổ chức đào tạo hệ thống quy trình ĐBCL của nhà trường để CBQL,GV, CBNV hiểu rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện, trách nhiệm hỗ trợ trong công việc. Cần phổ biến những thay đổi (nếu có) của các quy trình, quy định để các thành viên cập nhật kịp thời. Hình thức phổ biến có thể lồng ghép vào trong các đợt đào tạo quy trình và truyền thơng qua email.

- Nhà trường cần phải chú trọng đến đào tạo những nội dung trên cho đối tượng CBQL, GV và CBNV mới tiếp nhận công tác.

- Làm tốt công tác định hướng cho SV đầu năm học, trong đó cần nhấn mạnh vai trị của SV đối với cơng tác QLCLĐT của nhà trường trong việc tích cực và hợp tác cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động đào tạo và phối hợp trong các hoạt động cải tiến chất lượng.

Việc làm cho CBQL, GV, CBNV và SV nhận thức đúng về các định hướng chiến lược, định hướng chất lượng và các yêu cầu quan trọng của hoạt động QLCLĐT theo mơ hình TQM là vơ cùng cần thiết. Chỉ khi nào họ nhận thức đúng đắn, rõ ràng những nội dung trên thì mới tự giác thực hiện các cơng việc của mình trách nhiệm và hiệu quả cao nhất. Cần khẳng định rõ những nội dung đó trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, định hướng và nhắc lại thường xuyên trong các cuộc họp, các buổi gặp mặt của đơn vị cũng như của nhà trường.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có sự chỉ đạo sâu sát, thống nhất, quyết liệt từ Ban Giám hiệu trường ĐH FPT cũng như giám đốc các cơ sở đào tạo.

- Có sự hợp tác, tự giác, tin tưởng của đội ngũ CBQL, GV, CBNV, SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 83 - 84)