Mức độ quan tâm của CBQL,GV, CBNV đối với công tác QLCLĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 65 - 67)

đối với công tác QLCLĐT

Đối tượng trả lời

Mức độ quan tâm

Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Khơng quan

tâm

CBQL 85 15 0 0

GV 70.0 20.0 6.7 3.3

CBNV 64.3 21.4 10.7 3.6

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% CBQL và hơn 85% GV, CBNV quan tâm tới công tác QLCLĐT của nhà trường. Đây là những con số có ý nghĩa đối với một trường ĐH khi vấn đề QLCLĐT trở thành mối quan tâm chung của các thành viên trong nhà trường. “Công tác QLCLĐT ở trường ĐH FPT là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ lãnh đạo nhà trường mà cịn của chúng tơi và cả những CBNV, GV đang công tác tại trường. Làm sao để CLĐT của nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội, cũng như tiệm cận được đến các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế là trăn trở của những người làm công tác chất lượng như chúng tơi”-Trưởng phịng ĐBCL cho biết thêm.

Tuy nhiên, trong số những người tham gia khảo sát vẫn có đến 10%-15% GV, CBNV cảm thấy bình thường và khơng quan tâm đến công tác QLCLĐT. Những ý kiến này thường rơi vào những CBNV thuộc các bộ phận phục vụ, ít liên quan trực tiếp đến hoạt động đào tạo. Có lẽ trong quan điểm của họ, QLCLĐT là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo như ban Đào tạo, ban Tuyển sinh và Công tác sinh viên. Tác giả cũng tiến hành khảo sát SV về mức độ quan tâm đối với việc đóng góp ý kiến, nguyện vọng cá nhân tới nhà trường. Điều đáng nói là bên cạnh tỷ lệ lớn SV quan tâm đến việc đóng góp ý kiến cho nhà trường, vẫn cịn 13.9% SV cho rằng bình thường và khơng quan tâm. Mặc dù việc đóng góp ý kiến để nhà trường cải thiện tốt hơn việc phục vụ nhu cầu học tập và mang lại lợi ích trực tiếp cho SV nhưng không phải mọi SV đều quan tâm tới vấn đề đó. Điều này đi ngược lại với quan điểm của TQM về QLCL,

đó là muốn làm nên chất lượng của một nhà trường cần phải có sự quan tâm, sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chất lượng đào tạo đã đề ra. Vấn đề này đòi hỏi nhà trường cần tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, CBNV, SV để công tác QLCLĐT nhận được sự quan tâm của mọi thành viên trong nhà trường. Đặc biệt, nhà trường cần tác động đến nhận thức của đội ngũ GV và CBNV về ảnh hưởng của công việc mỗi người đến chất lượng chung của nhà trường.

c) Tầm quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khách hàng

Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng là một đặc điểm quan trọng của mơ hình TQM, địi hỏi mọi thành viên trong nhà trường phải nhận thức được. Để đánh giá được nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và CBNV về tầm quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tác giả đã khảo sát các đối tượng trên 4 mức đánh giá, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khách hàng

Đối tượng trả lời

Mức độ quan trọng

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

CBQL 75 20 5 0

GV 66.7 16.7 6.7 10.0

CBNV 60.7 25.0 3.6 10.7

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV và CBNV đánh giá cao tầm quan trọng của việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 15% GV và CBNV chưa nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này. Có lẽ, việc xem SV là khách hàng cần phục vụ, hay nói rộng hơn xem giáo dục là dịch vụ vẫn là những vấn đề mới mẻ đối với một bộ phận GV và CBNV.

Kết quả khảo sát này khá thống nhất với kết quả khảo sát SV về mức độ nhà trường đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ. 85% SV tham gia khảo sát cho rằng, nhà trường đáp ứng, 5.9% cho rằng bình thường và 9.1% cho rằng không đáp ứng. Kết quả này vừa phản ánh nỗ lực của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu của SV, vừa đặt ra vấn đề địi hỏi nhà trường cần giải quyết đó là tìm biện pháp đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của một bộ phận khơng nhỏ SV cịn lại.

Việc đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng là một trong những đặc điểm quan trọng của mơ hình TQM. Do đó, nâng cao nhận thức của đội ngũ GV, CBNV về tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là biện pháp nhà trường cần thực hiện khi triển khai QLCLĐT theo tiếp cận TQM.

d) Sự cần thiết của việc liên tục cải tiến chất lượng đào tạo

Nội dung tiếp theo trong đánh giá nhận thức chung về công tác QLCLĐT, tác giả khảo sát các đối tượng về sự cần thiết của việc cải tiến liên tục CLĐT. Kết quả thu được như bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 65 - 67)