Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 78 - 82)

2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo của trường

học FPT theo tiếp cận TQM

2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được

- Lãnh đạo nhà trường đã chú trọng đến công tác định hướng chất lượng cho các thành viên trong nhà trường, vì vậy phần lớn CBQL, GV và CBNV có nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của CLĐT, QLCLĐT cũng như các vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cải tiến liên tục chất lượng

- Lãnh đạo nhà trường tâm huyết đối với hoạt động QLCLĐT, thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng, thực hiện tốt công tác chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch QLCLĐT.

- Hệ thống thông tin phản hồi của khách hàng đã được nhà trường thiết lập để thu thập các góp ý của khách hàng làm cơ sở cho việc cải tiến chất lượng.

- Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cho CBQL, GV và CBNV được thực hiện hiệu quả nhằm nâng cao năng lực thực hiện công việc cho các thành viên.

- Công tác KT-ĐG việc thực hiện kế hoạch chất lượng được thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định, vì thế kết quả KT-ĐG có giá trị cao và được sử dụng thích hợp trong việc cải tiến chất lượng.

- Nhà trường đã chú trọng đến việc thực hiện cải tiến liên tục CLĐT để không ngừng nâng cao chất lượng của nhà trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

- Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng và vận hành ổn định thống nhất hệ thống ĐBCL, làm nền tảng quan trọng cho việc áp dụng mơ hình TQM.

- Mơi trường văn hóa chất lượng đang được lãnh đạo nhà trường quan tâm xây dựng trong nhà trường

- Nhà trường đã xây dựng được một hệ thống thông tin truyền thông hiệu quả, thống nhất

2.2.3.2. Những mặt hạn chế

- Thiếu những biện pháp tác động mang tính hệ thống đến nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, CBNV và SV về CLĐT, QLCLĐT, các định hướng chiến lược của nhà trường.

- Hiệu quả khảo sát nhu cầu khách hàng chưa cao do các kênh kênh khảo sát nhu cầu của khách hàng chưa đa dạng và quy trình khảo sát ý kiến khách hàng chưa chặt chẽ.

- Hiệu quả của mơ hình làm việc đội, nhóm chưa được khai thác tốt, cịn thiếu các chính sách khuyến khích các CBQL, GV và CBNV tham gia mơ hình làm việc này.

- Công tác đánh giá hiệu quả cải tiến chưa chặt chẽ vì vậy, hoạt động theo dõi, đo đạc, phân tích kết quả trước và sau cải tiến chưa được quan tâm đúng mức.

- Hoạt động thống kê hàng ngày các dữ liệu về hoạt động đào tạo chưa khai thác tối đa hiệu quả các cơng cụ thống kê.

- Văn hóa chất lượng đã được hình thành nhưng chưa thực sự vững chắc.

2.2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết - Nguyên nhân những kết quả đạt được

QLCLĐT là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn của một trường ĐH để đưa CLĐT của nhà trường tiếp cận được các chuẩn mực chất lượng trong và ngồi nước. Khơng thể phủ nhận, những kết quả đã đạt được của trường ĐH FPT là to lớn, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của thành viên trong nhà trường. Những thuận lợi chính trong q trình QLCLĐT của trường ĐH FPT có thể kể đến như :

+ Nhà trường có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, hiểu biết sâu sắc về chất lượng và ln đặt CLĐT lên hàng đầu, vì thế q trình QLCLĐT ln nhận được sự chỉ đạo xuyên suốt và quyết liệt của Ban giám hiệu nhà trường.

+ Trường ĐH FPT là một trường ĐH tư thục, tự chủ trong vấn đề tài chính và nhân sự vì thế có nhiều thuận lợi trong q trình QLCLĐT

+ Có sự hợp tác tích cực của đa số CBQL, GV, CBNV và SV trong quá trình QLCLĐT từ việc cung cấp thông tin phản hồi, hợp tác trong việc cải tiến, trong hoạt động KT-ĐG...

- Nguyên nhân các hạn chế:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trường ĐH FPT cũng gặp phải một số khó khăn trong q trình triển khai QLCLĐT theo tiếp cận TQM. Nguyên nhân của những hạn chế đó là:

+ Lãnh đạo trường còn thiếu biện pháp giám sát hoạt động định hướng chất lượng, định hướng chiến lược của CBQL tới đội ngũ CBQL, GV, CBNV trong đơn vị.

+ Công tác quản lý hoạt động khảo sát ý kiến khách hàng chưa được thực hiện chặt chẽ.

+ Nhận thức về việc đánh giá hiệu quả cải tiến chưa đầy đủ do đó quy định về vấn đề này vẫn còn thiếu.

+ Nhận thức và năng lực tổ chức mơ hình làm việc đội, nhóm chưa cao, do đó cách thức thực hiện mơ hình này trên thực tế chưa mang lại hiệu quả tương xứng.

+ Thiếu các biện pháp mang tính hệ thống trong triển khai xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường.

- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Tổng hợp từ những đánh giá về thực trạng QLCLĐT và mức độ đáp ứng các yêu cầu và điều kiện triển khai TQM trong QLCLĐT ở trường ĐH FPT, tác giả nhận thấy các vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tiếp theo là:

- Nghiên cứu và triển khai các hình thức và nội dung truyền thơng mang tính hệ thống đến đội ngũ CBNV và GV, SV về các vấn đề liên quan đến CLĐT, QLCLĐT theo mơ hình TQM

- Cơng khai chính sách chất lượng, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường lên các trang thông tin nội bộ để mọi thành viên trong nhà trường có thể tiếp cận

- Rà sốt, hồn thiện quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các đối tượng khách hàng, bổ sung thêm yêu cầu giải trình việc sử dụng các ý kiến đóng góp của các đối tượng khách hàng vào quá trình cải tiến chất lượng

- Nghiên cứu cách thức, nội dung và các u cầu cần thiết khi xây dựng mơ hình đội, nhóm làm việc để triển khai thành cơng mơ hình này

- Đẩy mạnh việc phân tích và đánh giá hiệu quả cải tiến, bổ sung vào quy trình thực hiện các dự án cải tiến

- Khai thác tốt hơn các công cụ thống kê để làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm sốt, cải tiến q trình đào tạo của nhà trường

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả khảo sát thực trạng quá trình QLCLĐT và mức độ đáp ứng các yêu cầu và điều kiện triển khai QLCLĐT theo mô hình TQM ở trường ĐH FPT bằng cách sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn lãnh đạo, CBQL, GV, CBNV và SV và nghiên cứu cơ sở dữ liệu về công tác QLCLĐT trong 3 năm trở lại đây tại nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng QLCLĐT của trường ĐH FPT, tác giả nhận thấy rằng, nhà trường có nền tảng tốt để triển khai thành công QLCLĐT theo tiếp cận TQM. Bởi lẽ, với đội ngũ lãnh đạo có tâm huyết và luôn đặt CLĐT lên hàng đầu, họ không chỉ tôn trọng và thực hiện đúng các cam kết về chất lượng mà còn làm gia tăng sự nhận thức của đội ngũ trong nhà trường về CLĐT, QLCLĐT, để lôi kéo mọi thành viên vào thực hiện những mục tiêu chất lượng đã đề ra. Vận hành ổn định và thống nhất hệ thống ĐBCL vừa là một nền tảng quan trọng, vừa là một ưu thế của trường ĐH FPT trong việc triển khai QLCLĐT theo mơ hình TQM. Văn hóa chất lượng trong nhà trường đã được định hình và duy trì từ cấp lãnh đạo đến phần lớn các nhân viên trong nhà trường, tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, coi trọng chất lượng. Bằng việc thiết lập được hệ thống truyền thông đa dạng, hiệu quả, thông tin luân chuyển thông suốt, Trường cũng đã ra tạo được một yếu tố rất quan trọng, chính là sự minh bạch, khơng có rào cản trong tổ chức. Đây là những thuận lợi hết sức căn bản của nhà trường trong quá trình triển khai QLCLĐT theo mơ hình TQM. Tuy nhiên, để triển khai thành cơng mơ hình này, trường ĐH FPT còn phải giải quyết một số hạn chế trong công tác quản lý, cụ thể trong: Việc tác động đến nhận thức của tất cả các thành viên trong nhà trường về CLĐT, QLCLĐT; Vấn đề sử dụng kết quả khảo sát vào quá trình cải tiến chất lượng đào tạo; Việc áp dụng hiệu quả của các công cụ thống kê; Năng lực triển khai mơ hình làm việc đội, nhóm; Đánh giá hiệu quả cải tiến…

Trên cơ sở chỉ ra các điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại, tác giả đã xác định cụ thể các vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng của công tác QLCLĐT và triển khai thành công QLCLĐT theo mơ hình TQM. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học FPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) (Trang 78 - 82)