về hoạt động của hệ thống ĐBCL
STT Nội dung CBQL GV CBNV
Có Khơng Có Khơng Có Khơng
1. Nhà trường có hệ thống quy trình ĐBCL vận hành ổn định và thống nhất 90.0 10.0 86.7 13.3 85.7 14.3 2.
Nhà trường xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá và các chỉ tiêu quá trình giúp đo lường mức độ đạt được mục tiêu
100.0 0.0 86.7 13.3 89.3 10.7
3.
Nhà trường thực hiện tốt việc thu thập và xử lý số liệu trong hoạt động đào tạo
80.0 20.0 66.7 33.3 67.9 32.1
Biểu đồ 2.9: Điểm trung bình đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng của CBQL, GV, CBNV
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống ĐBCL của nhà trường được những người trả lời khảo sát đánh giá khá cao. Khoảng 90% CBQL, GV và CBNV xác nhận rằng,
nhà trường có hệ thống quy trình ĐBCL vận hành ổn định và thống nhất. Trên thực tế, tất cả các q trình chính yếu của hoạt động đào tạo đều đã được quy trình hóa. Các q trình đều được xây dựng đầy đủ mơ tả q trình, hướng dẫn cơng việc, các biểu mẫu và được đưa lên trang thông tin nội bộ của trường. Với việc áp dụng áp dụng thống nhất các quy trình ở các cơ sở đào tạo giúp nhà trường dễ dàng hơn trong việc QL. Hệ thống quy trình của nhà trường hoạt động ổn định, mọi thay đổi của bất kỳ quá trình nào đều được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc đào tạo quy trình cho CBNV, GV nhất là những người mới chưa được thực hiện hiệu quả. Do đó mức độ hiểu biết hệ thống quy trình ĐBCL của các thành viên trong trường chưa được đầy đủ và thống nhất.
Cùng với việc vận hành ổn định hệ thống quy trình ĐBCL, nhà trường cũng đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá và các chỉ tiêu quá trình để đo lường mức độ đạt được mục tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này được công khai trên website nội bộ của nhà trường cùng với hướng dẫn thực hiện để giúp các cơ sở đào tạo thống nhất trong việc thu thập, tính tốn và phân tích chỉ tiêu.
Liên quan đến việc xây dựng hệ thống ĐBCL, tác giả đã phỏng vấn thêm đại diện lãnh đạo nhà trường và được biết: Dựa trên định hướng chiến lược và mục tiêu chất lương đã xác định, lãnh đạo nhà trường đã chú trọng đến việc xác lập các chuẩn chất lượng phù hợp. Các chuẩn mực này bao gồm các chuẩn mực trong nước và nhà trường đang dần tiếp cận đến các chuẩn mực quốc tế.
Mặc dù hệ thống ĐBCL đã vận hành khá ổn định và thống nhất nhưng việc quản lý các dữ liệu đào tạo hàng ngày vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Trên thực tế, các đơn vị đào tạo đã được thực hiện tốt các dữ liệu cấp cơ sở, nhưng một số dữ liệu cấp trường chưa có quy định hay hướng dẫn chính thức về người/đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tần suất thực hiện… Vì vậy, lúc cần tổng hợp các số liệu báo cáo cấp trường, các bộ phận phải mất nhiều thời gian và cơng sức. Ngồi ra, để theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng, nhà trường đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu để đo lường việc thực hiện mục tiêu và áp dụng một số kỹ thuật SPC để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu đào tạo. Tuy nhiên việc chưa khai thác tốt các công cụ này cũng là nguyên nhân của việc quản lý hàng ngày của nhà trường chưa phát huy hết hiệu quả. Tham chiếu từ tài liệu tham khảo số [4], tác