Đối tượng khảo sát
Giới tính (%) Trình độ (%) Thâm niên công tác (năm) (%)
Nam Nữ CN ThS TS Dưới 10 10-20 Trên 20
CBQL 60 40 15 55 30 40 45 15
GV 43 57 16.7 60 23.3 50 30 20
NV 39 61 67.9 32.1 0 60.7 25 14.3
Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn 01 đại diện lãnh đạo, 02 chủ nhiệm bộ mơn, 04 trưởng phịng, 05 GV, 05 CBNV, 10 SV về công tác QLCLĐT ở trường ĐH FPT. Mục đích phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung về thực trạng QLCLĐT của nhà trường như: các chủ trương, chính sách, quy định của nhà trường liên quan đến công tác chất lượng, mức độ nhận thức chất lượng của đội ngũ CBQL, GV, CBNV, SV và tình hình triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chính của cơng tác QLCLĐT ở các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở dữ liệu công tác QLCLĐT trong 03 năm trở lại đây bao gồm: Các văn bản quy định của nhà trường về công tác QLCLĐT, hồ sơ lưu kết quả khảo sát nhu cầu các đối tượng khách hàng, hệ thống dữ liệu quản lý khách hàng, báo cáo công tác QLCLĐT hàng năm... ở trường ĐH FPT để tìm hiểu thêm thực trạng thực hiện cơng tác QLCLĐT của trường ĐH FPT từ trước tới nay.
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM
2.2.1. Quá trình quản lý chất lượng đào tạo của trường Đại học FPT theo tiếp cận TQM 2.2.1.1. Công tác hoạch định chất lượng
Để đánh giá thực trạng của công tác hoạch định chất lượng của trường ĐH FPT, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV và CBNV trên 6 nội dung câu hỏi, với 2 khía cạnh cần trả lời: Xác nhận có hay khơng việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác hoạch định chất lượng và đánh giá mức độ thực hiện 6 nội dung đó từ mức 1 đến mức 4. Tác giả đã tiến hành xử lý số liệu khảo sát, và kết quả thu được như bảng 2.4 và các biểu đồ 2.1 dưới đây :