CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp
1.4.1. Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế từ lâu đã được coi là chỉ số hàng đầu nói lên khả năng trả cổ tức của các cơng ty.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước cho thấy lợi nhuận sau thuế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách cổ tức. Các cơng ty có xu hướng thích giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhiều hơn là chi trả cổ tức cho cổ đơng, từ đó giúp cơng ty gia tăng được lợi nhuận nhiều hơn. Amidu và Abor (2006) cho rằng lợi nhuận có tác động ngược chiều và tác động rất mạnh với chính sách cổ tức. Vì vậy, giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tổng tài sản tốt hơn là chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) càng cao, thì cơng ty sẽ giữ lại để tái đầu tư càng nhiều từ đó chi trả cho cổ đơng ít hơn (Baker và Gandhi, 2007). Ngược lại, lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với chính sách cổ tức, điều này được giải thích là công ty sẽ chi trả cổ tức càng cao nếu đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh. Những cơng ty có lợi nhuận ổn định thì dịng tiền sẽ ổn định và tăng cao từ đó chi trả cổ tức cao hơn.
Cũng có thể hiểu rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp mà khơng thể thiếu được. Nó là cơ sở rất quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Lợi nhuận sau thuế càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại nếu lợi nhuận sau thuế thấp hoặc khơng có chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh khơng hiệu quả cũng như có vấn đề trong khâu kinh doanh hoặc nội bộ và điều nó có thể gây đến lỗ cho doanh nghiệp. Và từ số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp mà nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch, phương hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian hoạt động kinh doanh tiếp theo, cũng như là đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, khắc phục được những hạn chế mà doanh nghiệp đang vướng phải.
1.4.2. Quy mơ cơng ty
Quy mơ doanh nghiệp ta có thể hiểu là phân loại ra các doanh nghiệp thuộc loại lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ dựa trên các yếu tố như: nguồn lực, nguồn nhân lực, nguồn vốn, môi trường, kinh nghiệp hoạt động, …
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể nào về định nghĩa doanh nghiệp lớn mà thường chỉ nói về quy mơ doanh nghiệp đó để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào.
Dựa theo Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thì tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa theo các tiêu chí sau:
Khoản 1: Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Khoản 2: Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 3: Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm
không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ta có thể ngầm hiểu doanh nghiệp lớn được xác định như sau:
Doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lính vực cơng nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm trên 200 người và tổng doanh thu của năm trên 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm trên 100 tỷ đồng và không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 100 người và tổng doanh thu năm trên 300 tỷ đồng hoặc nguồn vốn năm trên 100 tỷ nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Một doanh nghiệp có quy mơ lớn thường có khả năng tiếp cận với thị trường vốn cũng như huy động tốt hơn và dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, doanh nghiệp lớn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đã có thời gian hoạt động trên thị trường lâu và có uy tín và dễ phát triển hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn nữa các công ty lớn có xu hướng đa dạng hóa đầu tư và lưu chuyển tiền thuần thường xuyên hơn và ít biến động hơn các công ty nhỏ. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn nội bộ khi quy mơ doanh nghiệp tăng. Vì vậy, các cơng ty lớn có nhiều khả năng chi trả cổ tức hơn cho các cổ đông.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến chính sách cổ tức của cơng ty và nó có mối tương quan cùng chiều với cổ tức.
1.4.3. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của một doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó tại từng thời điểm. Điều này được thể hiện trong việc sử dụng tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, chứng khoán, tài sản khác... để thanh toán nợ ngắn hạn.
Để quản lý thanh khoản hiệu quả, người quản lý cơng ty cần có quyết định tối ưu đối với tỷ lệ tài sản lưu động và khoản phải trả ngắn hạn. Nếu mức tài sản lưu động quá
thấp sẽ làm công ty đối mặt với rủi ro khơng có đủ tiền mặt để trả các khoản nợ đến hạn… Ngược lại, một tỷ lệ tài sản lưu động quá cao sẽ làm giảm rủi ro nói trên nhưng sẽ tác động xấu đến khả năng sinh lời do đầu tư quá mức vào các tài sản này. Trong đó một phần hàng tồn kho khơng bán được hoặc lượng tiền mặt nhiều làm ứ đọng nguồn vốn. Do đó, vấn đề quản lý tính thanh khoản hướng nhà quản trị có quyết định phù hợp cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
Có thể thấy tính thanh khoản được kì vọng là yếu tố góp phần trong q trình xây dựng chính sách cổ tức, chỉ khi cơng ty có tính thanh khoản hiệu quả, cải thiện được khả năng sinh lời thì họ mới có thể chi trả cổ tức cho các cổ đơng.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hệ số thanh khoản của một doanh nghiệp >1 cho thấy rằng tính thanh khoản của doanh nghiệp là tốt và đáp ứng được các khoản nợ tới hạn. Nếu hệ số thanh khoản của doanh nghiệp <1 cho thấy tính thanh khoản của doanh nghiệp khơng tốt, khơng thể thanh tốn được các khoản nợ và nếu càng tiến dần về 0 thì cho thấy doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh tốn và có dấu hiệu phá sản. Hệ số thanh khoản giải thích được rằng với một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang có sẽ trả được bao nhiêu đồng nợ phải trả hiện có của doanh nghiệp.
1.4.4. Tỷ trọng tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác tài sản cố định là hệ thống xương và bắp thịt của quá trình kinh doanh. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng tốt tài sản cố định có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản cố định có vai trị hết sức lớn lao và bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có tài sản cố định. Tỉ trọng của tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loại hình.
Hầu hết các phân tích thực nghiệm cho thấy các cơng ty có nhiều tài sản cố định được đánh giá cao hơn. Các cơng ty có nhiều tài sản thường sử dụng nợ vay cao hơn và thường chi trả cổ tức ở mức thấp.
Các khoản nợ vay của doanh nghiệp có thể dựa trên lượng tài sản cố định mà doanh nghiệp hiện có nên tỷ trọng tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng phần nào đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
1.4.5. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Sử dụng mơ hình cổ tức của Lintner (1956). Các tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ cổ tức phụ thuộc vào EPS ở hiện tại và tỷ lệ cổ tức trong q khứ của các cơng ty. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cịn cho thấy các cơng ty có lợi nhuận cao và EPS ổn định sẽ có dịng tiền tự do lớn hơn do đó thường chi trả cổ tức ở mức cao hơn.
EPS là cụm từ viết tắt của Earning Per Share. Đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu. Chỉ số này còn được hiểu như một khoản lời mà các nhà đầu tư có được trên một lượng vốn bỏ ra ban đầu. EPS còn được sử dụng như một cách đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án, một công ty. Thông thường, các công ty sẽ sử dụng EPS như một thước đo để phân chia khoản lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.
Chỉ số EPS có thể phản ánh tình hình kinh doanh của một cơng ty, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn nên đầu tư vào mã cổ phiếu nào. Chỉ số EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần EPS sẽ có tác động tương đối đối với chính sách cổ tức của cơng ty.