Chính sách cổ tức của các công ty ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

1.6. Kinh nghiệm về chính sách cổ tức của công ty cổ phần ở một số nước trên thế

1.6.1.1. Chính sách cổ tức của các công ty ở Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy nhiều nhà kinh tế khi nghiên cứu về chính sách cổ tức thường lấy nền kinh tế Hoa Kỳ làm thực nghiệm cho những kết luận của mình.

Qua nghiên cứu cho thấy chính sách cổ tức của các cơng ty ở Hoa Kỳ có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:

Về mức trả cổ tức và hệ số trả cổ tức

Mức trả cổ tức của các cơng ty ở Hoa Kỳ có xu hướng biến động theo lợi nhuận nhưng mức độ biến động của cổ tức thấp hơn sự biến động của lợi nhuận tức tức là sự gia tăng cổ tức thường đi sau sự gia tăng trong lợi nhuận và ngược lại sự cắt giảm cổ tức thường đi sau sự sụt giảm trong lợi nhuận.

Trong giai đoạn 1960 – 2015, mức cổ tức có xu hướng tăng lên trong khi hệ số chi trả cổ tức lại có xu hướng giảm. Cụ thể, cổ tức một cổ phần đã tăng từ 16,52$ năm 1960 lên tới 52,34$ năm 2015; còn hệ số trả cổ tức năm 1960 là 63,87% giảm xuống còn 33,76% ở năm 2015. Điều này cho thấy các cơng ty ở Mỹ

có chính sách cổ tức ổn định và rất chú trọng đến việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tạo ra sự tăng trưởng đều trong dài hạn. Bên cạnh đó, tâm lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp muốn duy trì mức cổ tức ổn định nhằm ổn định cổ đơng, và giá cổ phiếu. Do đó, cổ tức một cổ phần thường được giữ ổn định vì các cơng ty rất hạn chế việc thay đổi cổ tức. Họ chỉ tăng cổ tức khi có sự chắc chắn về lợi nhuận trong dài hạn. Tuy nhiên, kể cả khi lợi nhuận giảm, các cơng ty tránh việc cắt giảm cổ tức vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các cổ đông và nhà đầu tư trong tương lai.

Về hình thức trả cổ tức

Ở Hoa Kỳ, nhiều công ty ưa chuộng hình thức mua lại cổ phần thay vì trả cổ tức bằng tiền cho cổ đơng vì khi thực hiện hình thức này sẽ khơng bị đánh thuế. Do đó, đây được xem là hình thức hiệu quả hơn để trả cổ tức cho các cổ đông. Bên cạnh đó, khi các cơng ty áp dụng hình thức mua lại cổ phần thì giá cổ phiếu của cơng ty có xu hướng tăng lên. Hình thức này được các công ty Hoa Kỳ áp dụng phổ biến kể từ năm 1980.

Một số đặc điểm khác

Chính sách cổ tức ở Hoa Kỳ có mối liên hệ chặt chẽ với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Những ngành có hệ số chi trả cổ tức cao (thường trên 50%) đó là những ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn nhanh như ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, quảng cáo, hóa dầu,… Các ngành cơng nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, nhiều rủi ro thường có tỷ lệ chi trả cổ tức ở thấp.

Ngồi ra, chính sách cổ tức các cơng ty ở Hoa Kỳ chịu nhiều tác động của chính sách thuế vì thuế suất cao có thể làm giảm đáng kể mức cổ tức nhận được (sau khi trừ thuế) của cổ đông. Cổ tức mà cổ đơng nhận được ở Hoa Kỳ có thể là cổ tức đủ điều kiện (Qualified dividends) hoặc cổ tức thông thường/cổ tức không đủ điều kiện (Ordinary

dividends). Cổ tức thông thường chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất cao, trong khi cổ tức đủ điều kiện được tính với mức lãi suất thấp hơn dựa trên thời hạn nắm giữ cổ phiếu của cổ đơng và tình trạng của cơng ty trả cổ tức. Ví dụ, cổ tức được trả bởi Quỹ tín thác bất động sản (REITs) là cổ tức thơng thường. Vì vậy, mặc dù REITs có lợi nhuận cao, nhưng mức cổ tức thực tế sau thuế cổ đơng nhận được có thể thấp hơn, tùy thuộc vào khung thuế suất của mỗi người

1.6.1.2. Chính sách cổ tức của các cơng ty ở Úc Về mức trả cổ tức và hệ số trả cổ tức

Úc là một trong số các quốc gia có mức trả và hệ số chi trả cổ tức cao nhất trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2008 khi hàng loạt hệ thống ngân hàng đổ vỡ, chứng khoán sụt giảm, tiền tệ mất giá… dẫn đến hệ số chi trả cổ tức của các công ty tại Úc trong năm 2007 sụt giảm và duy trì ở mức thấp nhất là 40% nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 61% và liên tục duy trì ở mức cao trong nhiều năm tiếp theo. Điều này cho thấy, các nhà quản trị công ty đã cố gắng hạn chế cắt giảm cổ tức của cổ đơng.

Về hình thức trả cổ tức

Các hình thức trả cổ tức phổ biến được các CTCP ở Úc áp dụng là trả cổ tức bằng tiền và mua lại cổ phần. Tuy nhiên, các CTCP ở Úc vẫn ưa thích hình thức mua lại cổ phần hơn bởi hình thức này vừa đảm bảo được thu nhập cho các cổ đơng vừa có thể làm giá cổ phiếu tăng trong tương lai. Cũng giống như Hoa Kỳ, ở Úc hình thức này được áp dụng rộng rãi từ cuối những năm 1980.

1.6.1.3. Chính sách cổ tức của các công ty ở Nhật Bản Về mức trả cổ tức và hệ số trả cổ tức

So với các công ty của Mỹ, Châu Âu và Châu Á, các công ty Nhật Bản thường trả cổ tức ở mức khá thấp. Tính đến ngày 31/08/2017, hệ số trả cổ tức của các công ty ở Hoa Kỳ đạt khoảng 38%; tại Châu Âu (trừ Anh) và Châu Á (trừ Nhật Bản) hệ số này lần lượt là 52% và 41%, trong khi ở Nhật Bản hệ số này chỉ ở mức 17%.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền Nhật Bản bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoản chi trả cổ tức, bởi lẽ khi mức trả cổ tức của các doanh nghiệp Nhật Bản tăng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào chứng khốn Nhật Bản. Ngồi ra, nhiều cơng ty Nhật Bản ưu thích chính sách tỷ lệ cổ tức ổn

định, tức là tỷ lệ chi trả cổ tức dựa trên tỷ lệ phần trăm cố định theo lợi nhuận công ty. Điều này đã dẫn đến sự biến động trong chi trả cổ tức khi lợi nhuận thay đổi.

Về hình thức trả cổ tức

Hình thức trả cổ tức chủ yếu được các công ty Nhật Bản áp dụng là trả cổ tức bằng tiền và mua lại cổ phần. Các hình thức này được áp dụng phổ biến kể từ năm 1999 ngay sau khi Nhật Bản ban hành một loạt các bộ luật nhằm cải cách quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với các công ty ở Hoa Kỳ và ở Úc, các cơng ty Nhật Bản vẫn ưa thích trả cổ tức bằng tiền mặt hơn là mua lại cổ phần.

1.6.1.4. Chính sách cổ tức của các công ty ở Hàn Quốc

Hàn Quốc, cùng với Hồng Kông, Singapore và Đài Loan là bốn nước châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh chóng giữa những năm 1960 và 1990. Ngày nay, Hàn Quốc có thể coi là một nước phát triển, vì vậy nghiên cứu chính sách cổ tức ở Hàn Quốc sẽ có những bài học hữu ích cho Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy chính sách cổ tức ở Hàn Quốc có một số điểm đáng lưu ý sau:

Về mức chi trả cổ tức và hệ số chi trả cổ tức

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh, các nhà đầu tư kỳ vọng các công ty ở Hàn Quốc mang lại lợi suất cổ tức và tiềm năng tăng trưởng cổ tức cao.

Trên thực tế, các công ty Hàn Quốc thường trả cổ tức ở mức thấp và tỷ suất cổ tức cũng như hệ số chi trả cổ tức ở nước này cũng thấp nhất trên thế giới.

có thể thấy hệ số trả cổ tức trung bình ở Hàn Quốc ở mức thấp, chỉ khoảng 12% trong khi các nước khác là trên 30%. Ví dụ như Samsung duy trì hệ số chi trả cổ tức chỉ 10%. Gần đây công ty đã quyết định trả khoảng 1 tỷ đơ la tiền thưởng cho nhân viên thay vì tăng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông. Samsung đã giữ tỷ suất cổ tức khoảng 1% thậm chí ít hơn trong nhiều năm (theo báo cáo của Reuters ngày 07/01/2014). Nguyên nhân chủ yếu là ở Hàn Quốc hình thành nhiều tập đồn lớn (hay cịn gọi là Chaebol) chi phối nền kinh tế của đất nước. Một thống kê năm 2015 cho thấy chỉ tính riêng 5 chaebol đứng đầu kiểm sốt 58% GDP Hàn Quốc. Các chaebol nằm dưới sự điều hành của một vài gia tộc và các thành viên trong gia tộc thường là những cổ đông lớn trong cơng ty. Chính vì vậy, họ khơng quan tâm nhiều tới việc san sẻ lợi nhuận của công ty cho các cổ đông khác không phải là thành viên trong gia tộc.

Trước đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc thường trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu hơn là trả bằng tiền. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang hình thức trả cổ tức bằng tiền cho cổ đơng. Nhờ xu hướng này mà quy mô cổ tức trả trong năm 2018 vượt trên 30.000 tỷ won (26,64 tỷ USD). Nguyên nhân chính là do chính phủ Hàn Quốc triển khai áp dụng bộ luật quản trị “Stewardship Code” tương tự như của Anh. Bộ luật này đưa ra hướng dẫn khuyến khích các tổ chức đầu tư lớn tham gia tích cực vào quyết định của doanh nghiệp, thực đúng vai trị cổ đơng, báo cáo minh bạch về kết quả kinh doanh cho khách hàng hoặc người dân. Vào năm 2016, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đưa bộ luật này vào áp dụng. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả tạo ra nhiều lợi nhuận thì thơng thường các doanh nghiệp đều muốn tích lũy khoản lợi nhuận dư thừa hoặc đem đi tái đầu tư. Tuy nhiên, việc áp dụng bộ luật này sẽ phản ánh tích cực lập trường của các tổ chức đầu tư, vốn là những người theo đuổi lợi nhuận cao.

Chính điều này dẫn tới xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền ngày càng gia tăng tại Hàn Quốc.

1.6.2. Bài học cho Việt Nam

Nghiên cứu chính sách cổ tức của các nước trên thế giới cho thấy những kinh nghiệm hữu ích mà các công ty cổ phần Việt Nam cần học hỏi khi hoạch định chính sách cổ tức như sau:

Một là, để chớp được cơ hội đầu tư, các công ty nên duy trì trả cổ tức ổn định ở mức thấp. Vì điều này giúp cơng ty ln bảo đảm một phần thu nhập hiện tại của cổ đông và có nguồn tích lũy, bổ sung cho hoạt động tái đầu tư.

Hai là, các công ty cổ phần không nên thay đổi mức cổ tức đột ngột, mà nên duy trì trả cổ tức theo mơ hình cổ tức ổn định. Vì khi thu nhập biến động mạnh, mức cổ tức bị dao động quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Ba là, các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chính sách cổ tức của cơng ty cổ phần là ngành nghề kinh doanh và chu kỳ vận động của ngành. Do đó, tùy vào lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà công ty cần cân nhắc về tình trạng của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, dịng tiền,… từ đó xác định khả năng chi trả cổ tức của cơng ty.

Bốn là, thay cho hình thức trả cổ tức bằng tiền các cơng ty có thể cân nhắc hình thức mua lại cổ phẩn tức bởi hình thức này vừa đảm bảo được thu nhập cho các cổ đơng vừa giúp cơng ty có thêm vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này cần căn cứ vào quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước trong mỗi thời kỳ.

Năm là, chính sách thuế có tác động nhất định đến chính sách cổ tức. Việc giảm thuế sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn để chi trả cổ tức cho các cổ đông hoặc sử dụng cho hoạt động tái đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ có thể cân nhắc áp dụng chính sách thuế linh hoạt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH

CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về ngành bất động sản

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành bất động sản Việt Nam Trước năm 1993: Thị trường bất động sản chưa hình thành. Các giao dịch bất động Trước năm 1993: Thị trường bất động sản chưa hình thành. Các giao dịch bất động sản chỉ là các giao dịch ngầm, phi thị trường.

Thời kỳ này kinh tế chưa phát triển, quỹ đất cịn nhiều, q trình đơ thị hóa diễn ra cịn chậm, do đó nhu cầu về sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong nước chưa cao. Trong giai đoạn này hầu như không tồn tại thị trường bất động sản. Các giao dịch bất động sản trong thời gian này chỉ là các giao dịch ngầm, phi thị trường.

Năm 1993-1994: “Sốt đất” lần 1

Luật Đất đai 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn.

Tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh.

Nhu cầu đất ở và đất sản xuất tăng cao, giao dịch bùng nổ.

Cơn sốt đầu tiên diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế, thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.

Năm 1995-1999: Lao dốc

Nghị định số 18 và 87 về thuê đất (1994), ngăn chặn hiện tượng đầu cơ.

Khủng hoảng kinh tế châu Á (1997-1998) Nhà đầu tư bán tháo khiến cung vượt cầu, thị trường lao dốc.

Nhà nước ban hành 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, điều tiết thị trường. Theo đó, người sử dụng đất phải trả tiền hai lần (tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất). Hai nghị định này buộc các nhà

đầu cơ sử dụng địn bẩy tài chính để tham gia thị trường phải bán tháo đất đai đang nắm giữ để trả tiền cho Ngân hàng. Làn sóng xả hàng ồ ạt diễn ra đã làm cho thị trường bất động sản ở trạng thái cung vượt cầu và quay đầu lao dốc.

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế châu Á khởi nguồn từ Thái Lan đã làm cho một số dự án bất động sản của nước ngồi đầu tư vào Việt Nam thất bại, góp phần làm cho thị trường suy thoái.

Năm 2001-2003: “Sốt đất” lần 2

Chủ trương cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới khiến giá nhà đất tăng mạnh và đạt đỉnh vào Quý 2/2001

Từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động và đạt đỉnh cao vào khoảng Quý 2/2001. Giá bất động sản của Việt Nam giai đoạn này ở mức đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố lớn của các nước công nghiệp phát triển.

Luật Doanh nghiệp năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài năm 2001 ra đời. Nhà đầu tư đánh giá chủ trương cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trường nhà đất nên nhiều người đầu tư mua đất khắp nơi ở vùng ven.

Cơn sốt chủ yếu tập trung vào nhà mặt tiền và đất dự án. Đầu cơ gia tăng mạnh mẽ. Giao dịch mua bán sơi động nhưng khơng có cơng trình hay nhà ở nào được xây dựng, thể hiện đây là cơn sốt từ nhu cầu ảo, giá ảo.

Năm 2003-2006: Trầm lắng

Luật Đất đai 2003, Nghị định 181 chấm dứt tình trạng phân lơ bán nền. Thị trường bất động sản suy yếu, giao dịch ngưng trệ. Dịng vốn chuyển sang chứng khốn

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)