Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế

Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế

Kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2018 nhưng đến năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng phát triển chậm dần. Đến đầu năm 2020, tác động của dịch Covid-19 đã khiến kinh tế các nước suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mối quan hệ căng thẳng giữa các nước lớn cũng ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đầu tháng 4/2020, nhiều tổ chức quốc tế lớn như IMF, WB… đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 3% vào năm 2020 trong đó GDP của Mỹ giảm 5,9% và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chỉ đạt 1,2%.

Tác động của dịch Covid-19 khiến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới suy giảm mạnh. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng ra toàn cầu. So với dịch SARS năm 2003 thì dịch Covid-19 có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến kinh tế thế giới do Trung Quốc có vai trị rất lớn trong chuỗi cung ứng tồn cầu.

Bên cạnh đó, các cơng ty xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do lượng cầu ở Trung Quốc giảm liên tục, từ đó giá hàng hóa và doanh thu xuất khẩu cũng bị giảm đi nhanh chóng.

Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn gay gắt, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 06/07/2018, Chính quyền Mỹ đã chính thức áp thuế bổ sung 25% đối với 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tập trung vào các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao như: người máy, hàng khơng vũ trụ, máy in…; có kế hoạch nâng mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ mức 10% lên 25%, và đe dọa sẽ mở rộng diện áp thuế lên tới 500 tỷ USD (tương đương tổng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc năm 2017) nếu Trung Quốc có động thái trả đũa. Ngược lại, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế 25% với 659 mặt hàng xuất khẩu của Mỹ (trị giá khoảng 50 tỷ USD) chủ yếu là các mặt hàng nông sản như đậu tương, bơng gạo, lúa,

miến, thịt bị, thịt lợn, sữa… Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải hứng chịu tác động từ cuộc chiến trên mặt trận kinh tế. Ví dụ, GoPro Inc. – nhà sản xuất đồ điện tử nổi tiếng đầu tiên có quyết định chuyển phần lớn hoạt động sản xuất camera dành riêng cho thị trường Mỹ ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc trước mùa hè năm sau.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ với EU và Canada ngày càng gia tăng. Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, Canada, Mexico; áp dụng hạn ngạch đối với một số nước (bao gồm: Hàn Quốc, Argentina, Úc và Brazil); đe dọa tăng thuế đối với lượng ôtô và phụ tùng của EU trị giá 275 tỷ USD. Trong khi đó, EU đã áp thuế một số nhóm hàng của Mỹ trị giá 3,4 tỷ USD; khởi kiện Mỹ ra WTO; đe dọa áp thuế hàng hóa Mỹ trị giá 294 tỷ USD nếu Mỹ áp thuế đối với ôtô của EU. Căng thẳng giữa Mỹ với EU tiếp tục gia tăng trong năm 2020, khi Mỹ bắt đầu quan tâm trở lại tới thặng dư thương mại của EU sau khi hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Liên minh châu Âu lần thứ 20, diễn ra ở Thủ đô Bắc Kinh vào đầu tháng 07/2018.

Ngồi ra, ngày 07/08/2018, Mỹ chính thức tiếp tục khởi động các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn lên Iran kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5 đồng thời tuyên bố áp dụng nhiều biện pháp khác trong tương lai. Trung Quốc và Nga đều không ủng hộ nỗ lực tái áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Iran của Mỹ khi cả hai nước này đang tìm cách gia tăng thương mại và ảnh hưởng ở Trung Đông.

Giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp do dịch Covid-19. Chỉ số giá lương thực giảm đáng kể do người tiêu dùng có tâm lý hạn chế mua sắm trong mùa dịch, điều này tác động trực tiếp đến tổng cầu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới dự báo giá dầu thơ trong năm 2020 trung bình đạt 35 USD/thùng, giảm 43% so với mức trung bình trong năm 2019. Việc điều chỉnh giảm dự báo giá dầu thô phản ánh nhu cầu sử dụng dầu thơ trên tồn cầu ở mức rất thấp do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển và phong toản để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Giá thủy sản năm 2020 được dự báo giảm do đại dịch Covid 19 khiến nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, việc xuất khẩu thủy sản của nhiều nước cũng vì vậy mà gặp nhiều khó khăn.

Thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới, tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc đang

thực hiện các biện pháp làm chậm tăng trưởng tín dụng, thiếu phối hợp với quản lý tài chính có thể có những hậu quả khơng mong muốn, mất trật tự tài sản tài chính, tăng nguy cơ tái đầu tư và dẫn đến các tác động tiêu cực mạnh hơn dự báo.

Cầu xuất khẩu các nước phát triển giảm sút (ngoại trừ Mỹ) trong khi xuất khẩu của các nền kinh tế xuất khẩu tại châu Á cũng chững lại do tác động của các rào cản thương mại ngày càng gia tăng.

Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam được dự báo là một trong số ít quốc gia đạt được mức tăng trưởng dương và chịu tác động của dịch Covid-19 thấp hơn so với các nước khác.

Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được giữ vững. Tuy gặp khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng nhờ sự đồng lịng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp cùng nhân dân trong nước và sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên nền kinh tế Việt Nam được duy trì ổn định. Trong đó, thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, thanh khoản thị trường. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giảm ở cả ngắn, trung và dài hạn. Mặc khác, nhờ cơng tác kiểm sốt dịch hiệu quả của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế nên thị trường chứng khốn nước ta có dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó, đầu tư cơng đã có sự chuyển biến tích cực.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh hơn. Trước đây, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là tác nhân thúc đẩy xu hướng dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đến nay, dịch Covid-19 đã nhanh chóng lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó đẩy nhanh kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng để phịng ngừa rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân cơng thấp hơn, nguồn nhân lực dồi dào, mơi trường vĩ mơ và chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của xu hướng dịch chuyển này. Tuy nhiên, để tối ưu hóa cơ hội trước mắt, Việt Nam cần cải thiện hạ tầng công nghệ cũng như kỹ năng của lực lượng lao động nhằm kịp thời đáp ứng với xu hướng dịch chuyển này.

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các thủ tục về

cấp phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa. Tính đến nay, có 738 điều kiện kinh doanh/hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ hoặc sửa đổi, đơn giản hóa. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng được giảm thiểu. Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi hơn 40 thơng tư cắt giảm phí và lệ phí. Các thơng tư này dự kiến sẽ được ban hành trong năm nay.

Hội nhập thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán ký kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.

3.2 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các cơng ty thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh HOSE.

Các dữ liệu nghiên cứu được sử dụng của 35 cơng ty thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 2018-2021 cho thấy:

Lợi nhuận sau thuế, tính thanh khoản, quy mơ công ty, thu nhập trên mỗi cổ phần đều có tác động cùng chiều lên chính sách cổ tức.

Tỷ trọng tài sản cố định khơng có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của cơng ty. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu các nhà đầu tư cổ phiếu hoặc các cổ đông muốn hưởng cổ tức cao thì nên xem xét yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), lợi nhuận sau thuế của các cơng ty niêm yết, yếu tố này có ý nghĩa thống kê rất mạnh với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%. Tương tự như biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tính thanh khoản (CR) cũng có mối quan hệ cùng chiều với chính sách chi trả cổ tức.

Như vậy, qua bài nghiên cứu đã làm rõ cho câu hỏi cần nghiên đã nêu ở trên như sau:

Qua mơ hình nghiên cứu cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty là: lợi nhuận sau thuế, quy mơ cơng ty, tính thanh khoản, thu nhập trên mỗi cổ phần, tỷ trọng tài sản cố định. Sau khi thực hiện nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng là lợi nhuận sau thuế, quy mơ cơng ty, tính thanh khoản, thu nhập trên mỗi

cổ phần. Cịn yếu tốt tỷ trọng tài sản cố định khơng ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các cơng ty.

Sau khi thực hiện hồi quy mơ hình chỉ ra rằng cả 4 yếu tổ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty bao gồm lợi nhuận sau thuế, quy mơ cơng ty, tính thanh khoản, thu nhập trên mỗi cổ phần đều có biến động cùng chiều đối với chính sách cổ tức.

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách cổ tức

3.2.1. Đối với các nhà hoạch định chính sách cổ tức

Các nhà hoạch định chính sách nên có các chế tài phù hợp thể để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và thông tin minh bạch trên thị trường.

Thơng thường nền kinh tế tăng trưởng thì các chỉ số liên quan đến chính sách cổ tức đều sẽ tăng trưởng và ngược lại. Tuy nhiên, giá cổ phiếu nói chung là tổng hợp hàng loạt các yếu tố như các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố môi trường đầu tư, yếu tốt tâm lý của các nhà đầu tư. Nhiều khi mới chỉ có thơng tin hoặc dấu hiệu tăng trưởng nền kinh chưa chưa rõ ràng thì mức tin tưởng, lạc quan của các nhà đầu tư đã lên rất cao và họ thi nhau mua chứng khoán làm giá đẩy lên cao và cũng ngược lại khi mà thị trường chưa đến mức xấu nhưng vì tâm lý của các nhà đầu tư nên đã bán tháo chứng khoán làm giá chứng khốn giảm. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần vững tâm lý, bản lĩnh, nhận định tương lai một cách đúng đắn để đưa ra được những chính sách về cổ tức của cơng ty tốt nhất có thể và khơng bị ảnh hưởng bởi những biến động nhất thời của thị trường. Và các công ty muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn thì họ càng cần phải hồn thiện các chiến lược kinh doanh và chính sách cổ tức phù hợp. Hiện nay có thể nói chính sách thích hợp nhất là sự kết hợp hoàn hảo giữa chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu và các khoản thưởng thêm.

3.2.2. Đối với các công ty niêm yết

Lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức của các cơng ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nên doanh nghiệp cần cân nhắc là khi chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu thì phải dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa để đảm bảo cho các công ty hoạt động và phát triển bền vững thì các cơng ty nên có một chính sách cổ tức ổn định và linh hoạt và có thể làm tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông điều này sẽ giúp cho các cơng ty có thể kéo được nhà đầu tư hơn.

Quy mô doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất là độ lớn của tổng tài sản của một doanh nghiệp, yếu tố này cũng giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn có nên mua bán cổ phiếu của cơng ty này hay không. Theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy nếu quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao. Đây cũng được coi là một sự hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách của các cơng ty niêm yết tham khảo để có thể làm cơ sở đưa ra quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư.

Huy động vốn ở nhiều kênh khác nhau sẽ giúp cho công ty linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ trong những điều kiện huy động vốn khó khăn từ các kênh truyền thống. Tuy nhiên, công ty nên cân nhắc và lựa chọn nguồn vốn thật phù hợp và tương thích với từng dự án, từng giai đoạn phát triển và đồng thời có phương pháp sử dụng vốn sao cho hiệu quả, công ty cần theo sát hệ số nợ để tránh vay dàn trải làm mất sự cân đối của cấu trúc vốn dẫn đến sử dụng nợ vay không hiệu quả dễ khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ và rủi ro phá sản.

Các cơng ty cần đưa ra những chính sách cổ tức ổn định cho hàng năm để có thể thu hút mọi nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn. Những nhà đầu tư dài hạn sẽ là các nhà đầu tư có chiến lược, cịn những nhà đầu tư ngắn hạn sẽ giúp công ty tạo ra được tính thanh khoản cho cổ phiếu của mình trên thị trường. Thu hút và thể hiện sự quan tâm đến những nhà đầu tư bằng một khoảng thu nhập ổn định tối thiếu trên mỗi cổ tức cũng sẽ giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Chi trả thêm một khoản thưởng vào cuối năm cũng là một trong những chính sách có thể thu hút thêm được các nhà đầu tư đến với cơng ty của mình. Việc thưởng thêm là một khoản rất linh động mà doanh nghiệp có thể sử dụng để điều tiết chính sách cổ tức của mình cho phù hợp với hiệu quả kinh doanh thực tế từng thời kỳ, đồng thời cũng khơng ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo sự ổn định và nhất quán của chính sách cổ tức.

Cơng ty có thể cơng bố thêm một tỷ lệ thưởng thêm vào cuối năm cho tất cả các cổ đông, thưởng bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu sẽ phụ thuộc chính sách cổ tức của cơng ty.

3.2.3. Chính sách cổ tức phải hướng tới lợi ích của cổ đơng

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc hoạch định chính sách cổ tức của cơng ty cổ phần.

Cơ sở lý luận của quan điểm này là do trong cơng ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Cụ thể, cổ đông là chủ sở hữu công ty nhưng đại

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)