CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
2.1. Tổng quan về ngành bất động sản
2.1.3.3. Sức mạnh tài chính
Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, ngành bất động hiện nay có hệ số khả năng thanh tốn nhanh đạt 1.99 và hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 2.75 cho thấy các doanh nghiệp ngành bất động sản có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Khi dịch bệnh từng bước được kiểm soát, từ cuối 2021 đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
Ở đầu quý I năm 2022, có thể nói thị trường bất động sản có sự tăng trưởng về giá, về nhu cầu, cũng như giao dịch. Tuy nhiên, đến cuối quý I, đầu quý II, khi ngân hàng kiểm soát chặt hơn tín dụng vào bất động sản, thị trường chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp cũng bị chững lại, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Giao dịch của quý II/2022 đang có sự sụt giảm mạnh, thanh khoản chậm, thị trường đang có dấu hiệu đi ngang. Trong thời gian tới, cịn chờ nhiều yếu tố để có thể kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khôi phục và phát triển ổn định. Dự báo, trong Quý III/2022, thị trường sẽ bình lặng, giá khơng tăng, giao dịch chậm lại. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư tái cơ cấu sản phẩm lại tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường thì khả năng thanh khoản sản phẩm bất động sản vẫn có thể duy trì ở mức ổn định. Đồng thời, vị chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, nếu các chủ đầu tư vẫn loay hoay với những dự án hiện hữu, tiếp tục đầu tư những bất động sản xa trung tâm và sang thì khả năng thanh khoản thị trường sẽ không mấy suôn sẻ trong nửa cuối năm 2022. Trong sáu tháng cuối năm, phân khúc bất động sản “dễ thở” nhất là phân khúc căn hộ đã bàn giao và có sổ đó. Thậm chí, phân khúc này vẫn giao dịch tốt và sẽ có giá hấp dẫn hơn các căn hộ sơ cấp (mua từ chủ đầu tư). Đồng thời, những sản phẩm nhà phố trong trung tâm ở những TP lớn vẫn hấp dẫn, còn phân khúc đất nền của các tỉnh, thành gần Hà Nội, TP HCM có mức giá hợp lý sẽ khơng lo “bị ế hàng”.