Thực trạng quản lý GDKNScho HS trường Tiểu học ĐồngTâm, quận Hai Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 64 - 72)

1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học

2.3. Kết quả khảo sát:

2.3.2. Thực trạng quản lý GDKNScho HS trường Tiểu học ĐồngTâm, quận Hai Bà

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Công tác quản lý GDKNS của CBQL trường TH Đồng Tâm tương đối đồng bộ và đều tay đã góp phần tích cực trong việc GDKNS cho học sinh trong trường. Cơng tác quản lý có tác dụng làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp và mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính

cấp thiết của việc GDKNS cho học sinh. Thơng qua đó, học sinh có hiểu biết về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước, của Phường Đồng Tâm; có thái độ, hành vi đúng đắn, có sự ủng hộ khá tích cực đối với cơng tác giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý GDKNS cho học sinh; tự giác tham gia các hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức các hoạt động GDKNS, quản lý GDKNS.

Để đạt được những kết quả về chất lượng giáo dục theo mục tiêu đã nêu trong phần 2.1, công tác quản lý GDKNS học sinh TH Đồng Tâm đã và đang thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường trong đó có quản lý GDKNS song cũng khơng tránh khỏi sự quản lý mang tính kinh nghiệm, chủ quan của Hiệu trưởng nhà trường.

2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS trường

Xây dựng kế hoạch hoạt động là một trong những chức năng của quản lý. Việc xây dựng kế hoạch sát hợp và có tính khả thi sẽ làm cho hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Theo khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý thì việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như một số nhược điểm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Các loại kế hoạch hoạt động GDKNS cho hoc sinh tiểu học

(Khảo sát 33CBQL và giáo viên của trường)

TT Các loại kế hoạch Nội dung Mức độ sử dụng Có KH ở mức độ tốt Có KH ở mức độ khá Có KH ở mức độ bình thường Khơng KH Thường xuyên Không thường xuyên Chưa sử dụng 1 Xây dựng kế hoạch GDKNS cho cả năm học 13 11 9 0 28 5 0 2 Xây dựng kế hoạch GDKNS cho từng tháng 8 14 10 1 26 6 1 3 Xây dựng kế hoạch GDKNS vào các đợt hoạt động ngoại khóa

4 Xây dựng kế hoạch GDKNS vào các tiết học, từng môn học 7 7 18 1 27 5 1 5 Xây dựng kế hoạch GDKNS trong các tiết sinh hoạt Đội

15 8 9 1 28 4 1

Qua kết quả khảo sát ta thấy việc lập kế hoạch của CBQL của trường tiểu học Đồng Tâm đều được thực hiện khá tốt, việc kế hoạch hoá hoạt động GDKNS được xây dựng cho các đợt hoạt động ngoại khóa và tiết sinh hoạt Đội tỉ lệ đạt ở mức độ khá và tốt cao nhất, sau đó là xây dựng kế hoạch cho cả năm học. Tuy vậy, việc xây dựng kế hoạch cho từng tiết học, từng môn học chưa được quan tâm đúng mức.

Đi sâu tìm hiểu, các đ/c tổ trưởng đều quan tâm tới xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS. Như vậy hầu hết các người được hỏi đều khẳng định là có đủ các loại kế hoạch theo yêu cầu, song thực trạng chất lượng của các bản kế hoạch như thế nào hay chỉ là hình thức đối phó chưa thực sự khả thi thì cịn là vấn đề cần xem xét.

Như vậy việc kế hoạch hoá hoạt động GDKNS cần được quan tâm xây dựng thật từ bao quát cả năm học đến chi tiết từng tháng, từng tiết học, từng môn học và xây dựng kế hoạch GDKNS trong các tiết sinh hoạt Đội và các hoạt động GDNGLL, trong kế hoạch có đưa ra những hình thức tổ chức, những biện pháp quản lý sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình địa phương, có sự phân cơng cụ thể giáo viên và các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh.

2.3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo GDKNS cho HS Tiểu học:

Tổ chức, chỉ đạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành cơng hay thất bại của công tác GDKNS cho học sinh của nhà trường. Với câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết về mức độ thực hiện cơng tác tổ

chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS ở trường trong thời gian qua, thông qua

Bảng 2.9. Tổ chức, chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh

(Khảo sát 33CBQL và giáo viên của trường)

STT Các hoạt động Mức độ thực hiện Tốt thường Bình Khơng thực hiện

1. Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDKNS

cho học sinh 11 19 3

2. Lập kế hoạch QL GDKNS cho học sinh một cách chi tiết.

15 18 0

3. Điều chỉnh kế hoạch sau khi lắng nghe ý

kiến của cán bộ, giáo viên trong HĐSP 4 25 4

4. Triển khai kế hoạch QL GDKNS cho học sinh nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ, chính xác….

12 21 0

5.

Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

11 20 2

6. Yêu cầu cao sự gương mẫu của cán bộ, giáo

viên … 10 20 3

7. Giám sát các hoạt động của mọi người khi

tham gia vào công tác GDKNS cho học sinh 5 23 5

8. Động viên, khích lệ và uốn nắn việc thực thi

kế hoạch đề ra 10 18 5

9. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài 1

nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh

4 23 6

Qua kết quả khảo sát việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GDKNS cho học sinh ở bảng trên ta thấy việc tổ chức chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh diễn ra tương đối tốt. Hầu hết các hoạt động nêu trên đều được các CBQL thường xuyên thực hiện trong cơng tác quản lý của mình với mức độ tốt và bình thường đều có số lượng lớn. (Lập kế hoạch QL GDKNS cho học

sinh một cách chi tiết Triển khai kế hoạch QL GDKNS cho học sinh nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ, chính xác…..đều chiếm 33/33 ý kiến ủng hộ).

Tuy nhiên, vẫn cịn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDKNS trong nhà trường, đa số các đồng chí trong ban giám hiệu

nhà trường thực hiện công việc này. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết là rất cần thiết, song việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế cũng rất quan trọng, nhằm giúp cho kế hoạch có tính khả thi và đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai thực hiện lại chưa được nhà trường quan tâm đúng mức (có 4/33 ý kiến cho rằng nhà trường chưa điều chỉnh kế hoạch sau khi lắng nghe ý kiến của HĐSP).

Vấn đề mà giáo viên ít thỏa mãn nhiều nhất đó là sự động viên, khích lệ và uốn nắn từ phía CBQL không thường xuyên. Việc phân công công việc của CBQL đơi lúc cịn mang tính một chiều, hay kế hoạch GDKNS cho học sinh được đưa ra trong các cuộc họp song chưa hướng dẫn chi tiết để mọi người cùng triển khai cho hiệu quả. Có 6/33 ý kiến nêu trên cũng phản ánh là nhà trường chưa chú ý đúng mức đến việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh tiểu học Đồng Tâm.

Có giáo viên khi được hỏi “Anh/Chị cảm thấy như thế nào khi tham gia

các hoạt động câu lạc bộ với học sinh?” thì thẳng thắn nói rằng họ khơng

thích, khơng có thời gian. Tìm hiểu ngun nhân mới thấy một số người bận việc riêng, một số cảm thấy nhàm chán, một số cho là khơng có ích lợi gì…

Tìm hiểu thêm về giáo viên thơng qua các kênh phản biện khác như học sinh, cha mẹ học sinh, chúng tơi thấy cịn một số vấn đề nổi cộm đó là: việc ra vào lớp của giáo viên đơi khi khơng đúng giờ, cịn một số giáo viên có trang phục chưa thật phù hợp với việc đứng trên bục giảng, việc sử dụng đồ dùng dạy học nhiều khi cịn hình thức, phơ diễn chưa xem xét đến tính hiệu quả hay có lúc việc sử dụng ĐDDH chỉ được thực hiện trong các tiết học có người dự giờ.... Các đồng chí CBQL trong trường đều nhận thấy ý thức, thái độ của giáo viên, nhân viên của mình trong cơng tác giảng dạy cũng như trong cơng tác giáo dục KNS cho học sinh song đa số chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, chưa có hình thức kỷ luật đối với việc vi phạm của giáo viên.

Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường tác động vào nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vấn đề GDKNS cho học sinh đồng thời định

hướng lại cho giáo viên về tầm quan trọng của người giáo viên trong vai trò một mẫu nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo.

2.3.3.3. Kiểm tra, đánh giá GDKNS cho HS Tiểu học

Kiểm tra đánh giá là khâu rất quan trọng trong cơng tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động GDKNS cho HS trường TH Đồng Tâm nói riêng. Với câu hỏi: “Đồng chí hãy cho biết về mức độ thực hiện công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh ở trường trong thời gian vừa qua”,

33 đ/c CBGV đã thể hiện chính kiến của mình trong bảng dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh trường TH Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng

(Khảo sát 33 CBQL và giáo viên ở 5 khối của trường)

STT Các hoạt động

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1.

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh của các tổ chuyên môn và của giáo viên thông qua hồ sơ, sổ sách

13 39,4 11 33,3 6 18,1 3 9,2

2.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDKNS cho học sinh thông qua các tiết dạy có báo trước hoặc đột xuất

17 51,5 10 30,3 4 12 2 6,2

3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS cho học sinh thường xuyên và định kì

24 72,7 8 24,2 1 3,1 0 0 4. Kiểm tra việc sử dụng trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động dạy học 20 60,6 7 21,2 2 6,2 4 12 5. Kiểm tra việc phối hợp giữa các

lực lượng giáo dục 3 9,2 11 33,3 11 33,3 8 24,2

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên thì cơng tác kiểm tra đánh giá các hoạt động GDKNS của CBQL nhà trường diễn ra khá thường xuyên. Với tỉ lệ 72,7% số người được hỏi đều cho rằng việc “ Kiểm tra, đánh giá các hoạt

động GDKNS cho học sinh thường xuyên và định kì” của trường được đánh

hiện thông tư 30/2014 tại nhà trường mà đặc biệt ở các lớp theo mơ hình trường học mới VNEN. Song, các hoạt động kiểm tra cịn có lớp, mới chỉ mang tính hình thức, chưa tính đến hiệu quả của việc triển khai và thực hiện kế hoạch. Công tác kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa được quan tâm, coi đó là cơng việc của nhà trường phải thực hiện,( 24,2%) đánh giá việc này thực hiện chưa tốt.

Trên thực tế có làm tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá thực trạng thì mới có thể đưa ra những biện pháp để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.3.3.4. Quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc GDKNS cho HS trường Tiểu học:

Khơng chỉ nhà trường mà gia đình và xã hội cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc GDKNS cho học sinh nhất là HS tiểu học. 133 người (CBQL,GV và CMHS) của trường TH Đồng Tâm khi được hỏi: “Hãy đánh giá mức độ

cần thiết của các lượng xã hội đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học”đã trả lời thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ cần thiết của các lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học

(Khảo sát 133 người gồm 8CBQL, 25GV, 100 CMHS ở trường)

TT Các lực lượng GD, lực lượng XH Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Ban giám hiệu 119 89,5 14 10,5 0 0

2 Tổ chức Cơng đồn trong nhà trường 13 9,8 94 70,7 26 19,5 3 Tổ chức Đội TNTP trong nhà trường 113 84,9 20 15,1 0 0 4 Giáo viên chủ nhiệm 117 88 16 12 0 0 5 Giáo viên bộ môn 92 69,1 28 21,1 13 9,8

6 Cha mẹ học sinh 80 60 53 40 0 0

8 Các đoàn thể địa phương 16 12 75 56,4 42 31,6 9 Cộng đồng nơi sinh sống 100 75,2 30 22,5 3 2,3

Nhìn vào kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học, 89,5% cho rằng Ban giám hiệu nhà trường là lực lượng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Thực tế đã chứng minh, Ban giám hiệu trường nếu biết tổ chức, biết phối hợp các lực lượng giáo dục tốt thì hoạt động giáo dục KNS ở đó có chất lượng. Tiếp theo là ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm (88%) rồi đến ảnh hưởng của tổ chức Đội TNTP (84,9%) và cộng đồng nơi sinh sống (75,2%). Chính quyền và các tổ chức, đồn thể địa phương được đánh giá khơng cao, điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa nhà trường với những tổ chức này chưa đủ mạnh mẽ.

Trong nhận thức của đồng chí cán bộ quản lý nhà trường ,việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh là rất cần thiết song thực tế việc tổ chức, sắp xếp, điều khiển sự kết hợp này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế:

- Việc quản lý hầu hết mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì nhà trường phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngồi nhà trường.

- Việc triển khai kế hoạch hoạt động còn vụn vặt, chưa hệ thống.

- Hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cịn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.

Như vậy cho thấy, nhà trường cần có biện pháp phối kết hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GDKNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)