1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường
3.2.4. Biện pháp 4
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
3.2.4.1. Ý nghĩa biện pháp
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá, giám sát góp phần cung cấp nguồn thơng tin hai chiều nhanh nhất để kịp thời điều khiển, điều chỉnh việc GDKNS cho học sinh TH đạt kết quả. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành GD và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập góp phần nâng cao chất lượng HĐGDKNS cho HSTH.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch GDKNS cho học sinh thông qua các kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp do giáo viên và tổ chức Đội phối hợp thực hiện; thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; thông qua hoạt động giảng dạy các môn học.
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường trong cơng tác GDKNS cho học sinh như: Hội cha mẹ học
sinh Đoàn phường, hội đồng giáo dục phường, ban tuyên giáo, hội cựu chiến binh và một số đơn vị có chức năng tuyên truyền trong cộng đồng xã hội.
Kiểm tra, đánh giá các hình thức tổ chức, thực hiện của các bộ phận hoặc cá nhân dược nhà quản lý giao việc thực hiện, quy trình, phương pháp thực hiện các hoạt động và kỹ năng truyền đạt cho học sinh. Nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá thể hiện ở chỗ là khơng gị bó, khơng cứng nhắc, không bị giới hạn ở một đối tượng nào cả, mặc dù cơ bản vẫn là những tiêu chí mà trước đây chúng ta vẫn áp dụng trong khâu kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá các thông tin phản hồi từ các lực lượng tham gia công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ các lực lượng ngoài xã hội và cả các em học sinh tiểu học (đối tượng được trau dồi kỹ năng sống). Đây cũng là một nội dung mới trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá.
3.2.4.3. Cách tiến hành
Đối với CBQL:
- Công khai kế hoạch, tiêu chí kiểm tra, đánh giá tiết dạy có lồng ghép GDKNS, các chuyên đề GDKNS ngay từ đầu năm học để toàn thể CBGV nhà trường biết và phối hợp thực hiện.
- Phối hợp các hình thức kiểm tra hoạt động GDKNS thơng qua thăm lớp, dự giờ, khảo sát HS, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra đột xuất, báo trước…Tạo tâm lý thoải mái, sẵn sàng cho mỗi CBQL và GV khi được kiểm tra.
- Kiểm tra hoạt động của Tổ chuyên môn trong việc thống nhất mục tiêu bài dạy, thống nhất phương pháp lồng ghép GDKNS trong tiết học, trong việc tác động bồi dưỡng chuyên môn thể hiện kỹ năng hợp tác trong GV của mỗi tổ.
- Qua kiểm tra, đánh giá, giám sát chỉ rõ cho GV, HS thế mạnh, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đề xuất cách tháo gỡ. Kiểm tra lại để xem mức độ tiến bộ trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDKNS sau khi đã được rút kinh nghiệm.
- Đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra. Thái độ kiểm tra trên tinh thần hợp tác, thân thiện, trân trọng hướng tới sự tiến bộ.
- CBQL cũng cần tự rút kinh nghiệm để điều hành công tác quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Đối với giáo viên:
- Đổi mới kiểm tra đánh giá là đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Có thể, trong q trình tổ chức dạy học, quản lý lớp học, người giáo viên sẽ sử đụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau; tăng cường đánh giá trong giờ, ngồi giờ, chính thức và khơng chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi, qua tự học, chuẩn bị đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trị, có như vậy mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học. Từ tháng 10 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học với mục tiêu giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, qua đó khơng chấm điểm cho học sinh, đánh giá học sinh bằng quan sát, nhận xét hàng ngày.
- Đổi mới các tiêu chí đánh giá sao cho đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, cơng bằng: khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, của cơ sở giáo dục.
- Chú trọng kiểm tra đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh thể hiện qua ứng xử. giao tiếp. Bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của
học sinh để đánh giá q trình dạy học. Từ đó, giáo viên sẽ rút ra được những kết quả đã đạt được qua quá trình giáo dục về hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh; đây cũng chính là cơ sở để đưa ra những kế hoạch, biện pháp điều chỉnh các tồn tại trong quá trinh thực hiện. Điều này đã thúc đẩy cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngày càng hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường.
Đối với các lực lượng phối hợp:
- Chúng ta không thể đổi mới kiểm tra đánh giá giống như hoạt động giảng dạy của một người giáo viên chủ nhiệm được. Để thực hiện việc kiểm tra đánh giá, nhà quản lý cần dựa vào bản cam kết giữa nhà trường với các lực lượng phối hợp giáo dục ngồi nhà trường. Đó chính là giao ước trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng.
- Nếu các hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em được thực hiện tích cực, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; học sinh được tiếp thu nhiều kiến thức hiểu biết về kỹ năng sống, biết tự điều chỉnh hành vi và làm chủ được bản thân, ... Như vậy, kết quả đạt được của học sinh trong quá trình học tập, trau dồi các kiến thức về kỹ năng sống thơng qua các hoạt động học văn hóa ở lớp cùng với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chính là thước đo để nhà quản lý có thể kết luận được kết quả thu được của công tác đổi mới kiểm tra đánh giá đổi với các lực lượng phối hợp giáo dục ngoài xã hội.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Người cán bộ quản lý phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh từ đó thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá. Xây dựng được kế hoạch thanh, kiểm tra đánh giá thống nhất với mục tiêu giáo dục trong trường Tiểu học. Kế hoạch phù hợp với kế hoạch kiểm tra đánh giá theo từng tuần, từng tháng, và cả năm học. Xây dựng kế hoạch có tính khả thi cao, lơi cuốn được mọi lực lượng tham gia. Sau khi có kế hoạch, người cán bộ quản lý tổ chức triển khai để mọi lực lượng tham gia nắm chắc kế hoạch, từ đó tổ chức chỉ
đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kịp thời, điều chỉnh, bổ sung nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất.
Để đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, việc kiểm tra phải được tiến hành theo nhiều biện pháp đa dạng hỗ trợ nhau như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, kiểm tra chéo hoặc đối chứng, kiểm tra đột xuất hay có báo trước, tạo mọi cơ hội để cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra đánh giá trong nội bộ, từng giáo viên dự giờ kiểm tra lẫn nhau để tự mình đánh giá chính mình.