1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường
3.2.2. Biện pháp 2
Đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
3.2.2.1. Ý nghĩa biện pháp
Nhằm giúp cho nhà quản lý cải tiến cách chỉ đạo tổ chức hoạt đông GDKNS cho học sinh tiểu học; giúp cho việc quản lý các hoạt động này đạt hiệu quả hơn.
Việc đổi mới cách chỉ đạo tổ chức hoạt đơng GDKNS cịn thể hiện tâm huyết của người làm công tác giáo dục trước những thực trạng về kỹ năng sống của lớp trẻ hiện nay. Làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và cùng nhau hợp tác, hỗ trợ cho hoạt động này.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Đổi mới cách thức chỉ đạo tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh trên cơ sở tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt chú ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh mà xây dựng, lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp GDKNS cho phù hợp.
Chỉ đạo tổ chức các hình thức GDKNS theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung GDKNS đề ra bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng sống, điều chỉnh hành vi, thái độ, hình thành những thói quen đạo đức một cách tự nhiên, phù hợp với khả năng và tâm sinh lý lứa tuổi.
Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp GDKNS cho học sinh theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.
3.2.2.3. Cách tiến hành
- Thành lập ban chỉ đạo quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm 1 trưởng ban (có thể là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng), 1 phó ban là Tổng phụ trách Đội, các uỷ viên là các GVCN của các lớp. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của cấp trên, triển khai kịp thời đến các bộ phận trong nhà trường, đa dạng hóa các nội dung GDKNS thơng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Lập kế hoạch GDKNS cho học sinh toàn trường và đưa ra các chuẩn về kỹ năng để học sinh thực hiện. Các kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi khó khăn của nhà trường, có kế hoạch chi tiết cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần và cả năm học. Kế hoạch phải cụ thể đến từng khối lớp, và những đối tượng học sinh cá biệt. Chú ý lập kế hoạch chi tiết, sáng tạo cho các cuộc vận động, các phong trào lớn nhân các ngày lễ kỉ niệm trong năm, chú ý đến kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường.
- Đa dạng hố nội dung, hình thức và phương pháp GDKNS cho học sinh TH nhằm tạo ra khơng khí giáo dục nhẹ nhàng, vui tươi, cuốn hút học sinh vào các hoạt động GDKNS, từ đó nâng cao chất lượng công tác GDKNS trong nhà trường. Cụ thể:
Chỉ đạo đổi mới, thống nhất các hoạt động NGLL với các yêu cầu, nội dung xác định, đặc biệt chú ý đến nội dung hoạt động GDKNS cho học sinh.
Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động tiếp cận thực tế giúp cho các em có nhiều cơ hội thể hiện chính mình trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống trong đời sống xã hội. Giúp cho các em tăng thêm vốn hiểu biết, mở rộng kiến thức, tư tưởng tình cảm năng lực, thề chất và tinh thần, góp phần phát triển tồn diện nhân cách bản thân.
Vì vậy, việc chỉ đạo cơng tác tố chức các hoạt động NGLL sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị trường học là một trong những kế hoạch mà chúng tơi rất quan tâm, làm sao vừa để an tồn vừa đảm bảo hoàn thiện công tác GDKNS cho các em học sinh. Ban chỉ đạo lập kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL theo chủ điểm. nội dung đa dạng phong phú, tránh lặp lại các hình thức quen thuộc với học sinh. Triển khai chỉ đạo đến các đoàn thể, giáo viên đề lập kế hoạch chi tiết và phối hợp thực hiện.
+ Đối với đồn thể (tổ chức Đội TNTP): Xây dựng chương trình hoạt động lồng ghép vào các tiết sinh hoạt Đội; xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạt động ngoại khóa có hiệu quả. Thiết kế, xây dựng các mơ hình sinh hoạt có hình thức phong phú, hấp dẫn, tạo khơng khí tự nhiên, thoải mái, giúp các em tự nhận thức và hình thành các KNS cho bản thân mà khơng cần có một sự áp đặt hay ràng buộc nào cả. Có kế hoạch cùng với nhà trường tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, nhiều phong trào thi đua, hội thi, tham quan truyền thống cho học sinh tham gia: đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp cuối tuần; tổ chức các buổi lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm long trọng, gây ấn tượng sâu sắc cho
học sinh; tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, ... Ban giám hiệu có kế hoạch giám sát, kiếm tra nhằm kịp thời điều chỉnh các hình thức, nội dung hoạt động và đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Xây dựng nội dung giảng dạy được lồng ghép các kiến thức về giáo dục kỹ năng sống qua các bộ mơn. Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức các tiết học ngoài trời, gắn liền với các hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày xây dựng các tình huống tạo điều kiện cho học sinh hình thành kỹ năng sống thơng qua việc nhận thức, xử lý tình huống, giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống. Để thực hiện có hiệu quả hơn, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với tổ chức Đội tạo môi trường học tập có quy mơ lớn hơn, giúp các em mở rộng tầm nhìn, có thêm được nhiều cơ hội giao lưu hơn, phát huy tính chủ động sang tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động tập thể.
Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học.
Trong quá trình dạy học, việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho các em là hết sức cần thiết. Nhưng để các em vận dụng được những kiến thức ấy vào cuộc sống và khắc sâu vào trí nhớ, biến thành tri thức cho bản thân thì đó mới chính là đích đến cuối cùng của giáo dục. Để các em học sinh tiểu học có thể thích ứng được những điều mình được học với các mối quan hệ ngoài xã hội, chấp nhận dược thực tế ở mức độ cho phép, chúng ta phải cung cấp cho các em một số kỹ năng sống cơ bản. Theo văn bản số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện GDKNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX có hướng dẫn nội dung GDKNS cho học sinh tiểu học là tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non (kỹ năng thể hiện tình cảm, chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó, hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và mơi trường), tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng
giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp, kỹ năng kiên trì trong học tập, kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm, ... tạo tiền đề cho sợ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, học vấn và năng lực của học sinh.
+ Nhà quản lý cần có kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện tích hợp GDKNS cho học sinh thông qua các bài giảng trên lớp một cách hợp lý đề đạt hiệu quả cao trong cơng tác giáo dục. Các mơn học có ưu thế nổi bật trong việc giáo dục KNS, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh. Kiến thức trong những mơn này có liên quan đến giá trị, thái độ, cách cư xử, hành vi đạo đức trong xã hội. Các mơn khoa học tự nhiên có tác dụng giáo dục các em về tư duy khoa học, chính xác và logic trong việc tìm hiểu, khám phá bản chất của thế giới các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các môn nghệ thuật, thể dục, ngoại ngữ tiềm tàng biết bao những khả năng dạy con người cảm xúc, yêu thương, dạy con người sự tinh tế trong cảm thụ thẩm mỹ, mở rộng thế giới nội tâm của mình để đồng cảm sâu sắc hơn nữa với con người và cuộc sống xung quanh.
+ Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần có kế hoạch chỉ đạo giáo viên tăng cường các tiết học thực hành, biến những giờ học gị bó trong lớp học thành những buổi học ngoài trời sinh động, hoạt náo; xây dựng các tình huống tạo điều kiện cho học sinh hình thành kỹ năng sống thơng qua việc nhận thức, xử lý tình huống, giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống. Như vậy các em có tâm trạng thoải mái hơn trong q trình học tập và việc rèn luyện, vận dụng các kỹ năng sống được phát triền tốt hơn.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đổi mới cách tổ chức, chỉ đạo hoạt đông GDKNS phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ CBQL đến đội ngũ GV, NV trong nhà trường.
Cán bộ, giáo viên đồng lòng thực hiện chuẩn nội dung GDKNS cho học sinh; sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp GDKNS cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần có phương pháp sư phạm tốt để truyền thụ khơng chỉ kiến thức mà cịn là giá trị nhân văn, giá trị đạo đức chứa đựng bên trong bài giảng đến với học sinh.